Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đẽo cày giữa đường

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đẽo cày giữa đường Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

A. Bố cục Đẽo cày giữa đường

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bày ra bán” : Người thợ mộc cùng những lời khuyên của người qua đường.

+ Phần 2: Còn lại: Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường” của anh thợ mộc.

B. Nội dung chính Đẽo cày giữa đường

Bài văn kể về 1 anh thợ mộc đẽo cày bán với hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

C. Tóm tắt Đẽo cày giữa đường

Tóm tắt Đẽo cày giữa đường (mẫu 1)

Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu anh ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, đẽo cày giữa đường mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười.

Tóm tắt Đẽo cày giữa đường (mẫu 2)

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kỹ nhưng yêu cần cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười.

D. Tác giả, tác phẩm Đẽo cày giữa đường

  1. Tác giả

- Nguyễn Văn Ngọc (1890 - 1942) tự Ôn Như

- Là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam.

- Sách ông viết, biên soạn, khảo cứu gồm có: Nhi đồng lạc viên, Phô thông độc bản, Giáo khoa văn học Việt Nam, Cổ học tinh hoa, Đông Tây ngụ ngôn, Nam thi hợp tuyển, Tục ngữ phong dao, Truyện cổ nước Nam, Thơ Nôm và hát nói, Đào nương ca,...

- Những cuốn sách của ông không chỉ mang đậm giá trị văn hóa, văn học, giáo dục mà còn là một mẫu mực trong công tác biên soạn, khảo cứu sách.

II. Tác phẩm Đẽo cày giữa đường

  1. Thể loại : Truyện ngụ ngôn
  2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích Truyện cổ nước Nam tập I

  1. Phương thức biểu đạt : tự sự
  2. Người kể chuyện : ngôi thứ ba
  3. Tóm tắt tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Câu chuyện kể về một anh nông dân, lúc đầu anh ta thiếu chủ kiến không làm chiếc cày theo ý mình mà nhờ sự góp ý của mọi người xung quanh, người nào đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu , vừa mất thời gian,công sức mà lại bị thiên hạ chê cười.

  1. Bố cục tác phẩm Đẽo cày giữa đường

- Phần 1: Từ đầu … gấp bảy thứ thường bày ra b án: anh thợ không kiên định

- Phần 2: Còn lại: kết quả không bán được

  1. Giá trị nội dụng tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Phê phán ý chí không kiên định của anh thợ đẽo cày

  1. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đẽo cày giữa đường

- Tình huống truyện lôi cuốn

- Mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đẽo cày giữa đường

  1. Tình huống truyện

- Anh thợ đẽo cày

+ bỏ trăm quan tiền mua gỗ đẽo cày bán

- Ý kiến anh không kiện định, dựa vào lời khuyên của người khác

- Mỗi người qua đường một ý, anh vẫn nghe theo

+ Người thì đẽo cho cao cho to dễ cày

+ Người thì nhỏ hơn thấp hơn

+ Người thì khuyên đẽo gấp đôi gấp ba

- Kết quả bày bán không ai mua

→ Lắng nghe lời góp ý của mọi người là tốt, nhưng anh thợ thiếu chính kiến của bản thân

  1. Ý nghĩa và bài học rút ra

- Dạy cho chúng ta biết rằng mỗi người phải có chính kiến riêng của bản thân, tiếp thu ý kiến của người khác phải có chọn lọc. Đừng để bản thân bị tác động từ các yếu tố bên ngoài.Bởi không ai hiểu bạn bằng chính bản thân bạn.

E. Đọc tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Xưa, có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.

Một hôm, có ông cụ nói:

- Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày

Anh ta cho là phải, đẽo cáu nào cũng vừa to, vừa cao.

Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói:

- Đẽo thế này thì cày sao được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày

Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Nhưng hàng bày đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo:

- Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cày bán cũng hết, tha hồ mà lãi.

Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Nhan đề: "Đẽo cày giữa đường" có nghĩa rằng: ý chỉ những người muốn làm việc nhưng không có chính kiến, ý kiến riêng của bản thân , chuyên đi nghe người khác nói cái này, cái nọ rồi tin và làm theo và cuối cùng luôn đạt kết quả không như mong đợi.

>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 03:39 03/11
    • Cự Giải
      Cự Giải

      🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣

      Thích Phản hồi 03:40 03/11
      • Chít
        Chít

        😇😇😇😇😇😇

        Thích Phản hồi 03:42 03/11
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 7 KNTT Tập 2

        Xem thêm