Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Con mối và con kiến

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Con mối và con kiến gồm dàn ý và bố cục văn bản cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình.

A. Bố cục Con mối và con kiến

Gồm hai phần:

+ 2 khổ thơ đầu: Lời của con mối

+ 3 khổ thơ sau: Lời của con kiến

B. Nội dung chính Con mối và con kiến

Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.

C. Tóm tắt Con mối và con kiến

Tóm tắt Con mối và con kiến (mẫu 1)

Văn bản thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Trong khi mối không muốn lao động, chỉ biết hưởng thụ trước mắt, nghĩ đến bản thân, thì kiến không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Qua đó, câu chuyện khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.

Tóm tắt Con mối và con kiến (mẫu 2)

Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ hòm, ngồi yên một chỗ đại diện cho những người không muốn lao động, sợ vất vả, chỉ muốn hưởng thụ trước mắt. Những chú kiến sẵn sàng làm việc, dù vất vả nhưng luôn chủ động lo xa, vì đàn tổ đại diện cho những người không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người.

D. Tác giả, tác phẩm Con mối và con kiến

I. Tác giả

- Nam Hương (1899-1960)

- Quê quán: Hà Nội

- Phong cách sáng tác: ông sáng tác nhiều tác phẩm thuộc thơ ngụ ngôn

- Tác phẩm chính: Giương thế sự (1920), Ngụ ngôn mới (1935), Tập thơ Bài hát trẻ con (1936)

II. Tác phẩm Con kiến và mối

1. Thể loại: Thơ ngụ ngôn

2. Tác phẩm Con kiến và mối

-Tác phẩm trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm

4. Bố cục tác phẩm Con kiến và mối

- Phần 1: Từ đầu… béo trục béo tròn: lời chế giễu của mối đối với kiến

- Phần 2: Còn lại: lời đối đáp của kiến

5. Tóm tắt tác phẩm Con kiến và mối

Tác phẩm kể về cuộc đối thoại giữa kiến và mối. Mối lười biếng nhưng có thói huênh hoang kiêu ngạo ta đây, chê cười kiến đang miệt mài làm việc

6. Giá trị nội dung tác phẩm Con kiến và mối

Phê phán tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Con kiến và mối

- Thành công trong xây dựng tình huống

- Khắc họa hình ảnh nhân vật ấn tượng

- Lời đối thoại các nhân vật sắc bén

III. Tìm hiểu chi tiết Con kiến và mối

1. Tình huống

- Lời đối đáp giữa kiến và mối

+ Kiến đang mải mê làm việc

+ Mối ngồi trong nhà trông ra

- Thái độ của mối ra vẻ ta đây, chế giễu khi kiến làm việc

+ Tội tình gì lao khổ lắm thay

- Chê kiến kiếm ăn suốt ngày nhưng ốm yếu, tự hào mình ngồi không béo tốt

- Ra vẻ ta đây

+ Ở ăn ghế chéo bàn tròn

+ Nhà cao cửa rộng, tù hòm thiếu đâu

- Sự đối đáp khá tài tình của kiến trước sự chế giễu của mối

+ Hễ có làm thì mới có ăn

- Kiến lên án, vạch tội lối sống của loài mối

+ Các anh chẳng vun thu xứ sở

+ Cứ đục vào xứ sở mà xơi

- Kiến đã đưa ra hậu quả của việc mà mối làm

+ Nhà kia đổ xuống đi đời các anh

2. Bài học rút ra

- Ở đời có làm mới có ăn, đừng biến mình thành kẻ lười biếng đi cười nhạo người khác

- Mọi việc trong cuộc sống đều có luật nhân quả, nó sẽ không trừ một ai

E. Đọc tác phẩm Con mối và con kiến

Con mối trong nhà trông ra
Thấy một đàn kiến đang tha cái mồi
Mối gọi bảo: “Kiến ở các chú
Tội tình gì lao khổ lắm thay!

Làm ăn tìm kiếm khắp ngày
Mà sao thân thể vẫn gầy thế kia
Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc
Mà ồ ề béo trục béo tròn

Ở ăn ghế chéo bàn tròn
Nhà cao cửa rộng, tủ hòm thiếu đâu?”
Kiến rằng: “Trên địa cầu muôn loài
Hễ có làm thì mới có ăn

Sinh tồn là cuộc khó khăn
Vì đàn vì tổ nên thân gầy gò
Các anh chẳng vun thu xứ sở
Cứ đục vào chỗ ở mà xơi

Đục cho rỗng hết mọi nơi
Nhà kia đổ xuống đi đời các anh”

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Con mối và con kiến

Nhan đề “Con mối và con kiến” thể hiện câu chuyện của 2 nhân vật chính đó là Mối và Kiến. Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.

>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    😎😎😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 2 ngày trước
    • Phúc Huy
      Phúc Huy

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 2 ngày trước
      • Gà Bông
        Gà Bông

        🤩🤩🤩🤩🤩🤩

        Thích Phản hồi 2 ngày trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 7 KNTT Tập 2

        Xem thêm