Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng hợp các công thức tính toán trong Địa Lí

Tổng hợp công thức tính toán trong Địa Lí được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu giúp các bạn vận dụng xử lí các bảng số liệu khi bài yêu cầu tính kết quả nhé.

1. Các công thức tính toán trong Địa Lý

Yêu cầu

Đơn vị

Công thức tính

1.Mật độ

Người/km2

Mật độ = Dân số/diện tích

2.Sản lượng

Tấn hay

Triệu tấn

Sản lượng = diện tích x năng suất

3.Năng suất

Tạ/ha

Tấn/ha

Năng suất = sản lượng/diện tích

4.Bình quân

Đất trên người

m2/người

Bình quân đất = diện tích Đất/số dân

5.Bình quân

Thu nhập

trên người

USD/người

Bình quân thu nhập = Tổng thu nhập/số dân

6.Bình quân

Sản lượng trên người

Kg/người

Bình quân sản lượng = tổng sản lượng/số dân

7. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên

%

Tỉ lệ gia tăng = Tỉ suất sinh – tỉ suất tử

(đơn vị sinh và tử là ‰ mà TLGTTN là %

vì thế ta đổi từ ‰ ra %

bằng cách lấy cả tử và mẫu chia cho 10)

8. Tính tỉ trọng

%

Cho tổng số (hay cả nước) = 100%

Rồi lấy giá trị từng phần x 100% chia cho tổng số

A% = giá trị của A x 100%

chia cho tổng số

9. Tính tốc độ tăng trưởng

%

Cho năm đầu tiên của bảng số liệu = 100%

% năm sau = giá trị của năm sau x 100%

chia cho giá trị năm đầu .

10.Từ % tính ra giá trị thực

Theo giá trị tính

(tỉ USD hay

triệu tấn ,,,)

Giá trị của A = % của A x giá trị của tổng số

11. Tìm giá trị Xuất nhập khẩu

Tỉ USD hay

triệu đồng

Tổng XNK = Xuất khẩu + Nhập khẩu

Cán cân XNK = Xuất khẩu – Nhập khẩu

Tổng XNK + CCXNK = 2 Xuất khẩu + 0

12. Tính biên độ nhiệt

Độ C

Biên độ nhiệt= Nhiệt độ cao nhất - Nhiệt độ thấp nhất

13. Cân bằng ẩm

mm

Cân bằng ẩm = Lượng mưa – lượng bốc hơi

Một số lưu ý về đơn vị

- Tỷ suất gia tăng dân số tính bằng phần trăm (%) nhưng tỷ suất sinh và tỉ suất tử tính bằng phần nghìn nên phải đổi từ phần nghìn ra phần trăm bằng cách chia kết quả (hiệu tìm được) cho 10.

Đổi đơn vị: 1tấn = 10 tạ = 1.000kg. Nếu đổi tấn ra tạ thì sau khi chia, lấy kết quả chia được nhân với 10, nếu đổi tấn ra kg thì nhân với 1000.

1 hải lý = 1852 m

1 tấn = 10 tạ = 1000 kg

1 ha = 10000 m2

1 km2 = 100 ha = 1.000.000 m2

+ Tính mật độ sẽ lấy số nguyên, không có số lẻ.

+ Chỉ nên lấy tối đa 2 số lẻ (trừ khi đề yêu cầu lấy nhiều hơn)

2. Một số bài tập tính toán trong Địa Lý

2.1 Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ, HỒ TIÊU NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017

Tổng hợp các công thức tính toán trong Địa Lí

a) Nhận xét tình hình sản xuất cà phê, hồ tiêu ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2017?

b) Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh. Nêu ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Trả lời

a) Nhận xét

Nhận xét tình hình sản xuất cà phê, hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 - 2017.

- Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê, hồ tiêu tăng.

+ Cà phê: diện tích tăng 109,8 nghìn ha; sản lượng tăng 429,2 nghìn tấn.

+ Hồ tiêu: diện tích tăng 100,7 nghìn ha; sản lượng tăng 136,1 nghìn tấn.

- Tốc độ tăng diện tích, sản lượng, năng suất khác nhau:

+ Cà phê: diện tích tăng 119,8%; sản lượng tăng 139,0%.

+ Hồ tiêu: diện tích tăng 296,3%; sản lượng tăng 229,1%.

+ Năng suất: cà phê tăng từ 1983,6 kg/ha (2010) lên 2301,7 kg/ha (2017); hồ tiêu giảm từ 2054,6kg/ha (2010) xuống còn 1588,8 kg/ha (2017).

b) Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh. Nêu ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

* Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh

- Quy hoạch chặt chẽ, có cơ sở khoa học các vùng chuyên canh.

- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

- Đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến.

* Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Tận dụng tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hóa.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lãnh thổ.

- Khai thác thế mạnh của vùng núi, tạo nhiều việc làm.

- Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao vị thế của vùng.

2.2 Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau

DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: Triệu ha)

Tổng hợp các công thức tính toán trong Địa Lí

a) Nhận xét sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013?

b) Giải thích.

Trả lời

a) Nhận xét

- Diện tích cây cà phê ở Đông Nam Á và trên thế giới ngày càng tăng (Đông Nam Á tăng thêm 5,6 nghìn ha; thế giới tăng thêm 7,8 nghìn ha).

- Diện tích cây cà phê ở Đông Nam Á tăng chậm hơn thế giới (264,7% so với 285,7%).

- Tỉ trọng cây cà phê ở Đông Nam Á lên tới 75% (2013), còn lại các khu vực khác trên thế giới chỉ chiếm 25% diện tích cây cà phê. Tuy nhiên, so với năm 1985 thì giảm 6%.

b) Giải thích

- Diện tích cây cà phê ngày càng tăng do nhu cầu của thị trường về sản phẩm cây cà phê ngày càng lớn nên nhiều quốc gia mở rộng diện tích, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

- Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện về tự nhiên (đất badan, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,…) và dân cư, xã hội thuận lợi để đẩy mạnh phát triển cây cà phê.

- Tỉ trọng diện tích cây cà phê ở khu vực Đông Nam Á giảm là do một số khu vực khác trên thế giới đẩy mạnh mở rộng diện tích như Bra-xin, Ấn Độ, châu Phi,…

2.3 Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau

SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị: Nghìn tấn)

Tổng hợp các công thức tính toán trong Địa Lí

a) Nhận xét tình hình sản xuất lúa ở nước ta, năm 2005 và năm 2016?

b) Giải thích.

Trả lời

a) Nhận xét

- Sản lượng lúa nước ta có xu hướng tăng lên và tăng thêm 7776,6 nghìn tấn. Trong đó, lúa đông xuân tăng thêm 2072,8 nghìn tấn; lúa hè thu và thu đông tăng 4573,9 nghìn tấn và lúa mùa tăng thêm 1129,9 nghìn tấn.

- Tỉ trọng sản lượng lúa phân theo mùa vụ có sự thay đổi:

+ Lúa đông xuân luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (44,5%) nhưng có xu hướng giảm (giảm 3,9%).

+ Lúa hè thu và thu đông có xu hướng tăng nhanh và tăng thêm 5,3%.

+ Lúa mùa luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm (giảm 1,4%).

Năm

Tổng số

Lúa đông xuân

Lúa hè thu và thu đông

Lúa mùa

2005

100,0

48,4

29,1

22,5

2016

100,0

44,5

34,4

21,1

b) Giải thích

- Sản lượng lương thực tăng lên là do việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong sản xuất lúa. Đồng thời, đẩy mạnh việc mở rộng diện tích trồng lúa trên cả nước.

- Tỉ trọng lúa hè thu và thu đông tăng lên là do việc đẩy mạnh tăng vụ, đưa nhiều giống cây lúa có năng suất, chất lượng vào trong sản xuất,…

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Địa lý

    Xem thêm