03 khoản tiền người lao động bắt buộc phải đóng khi nhận lương hàng tháng
03 khoản tiền người lao động bắt buộc phải đóng khi nhận lương hàng tháng
Hàng tháng, người lao động sẽ được nhận một khoản tiền để thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trước khi nhận lương người lao động bắt buộc phải đóng 03 khoản tiền sau đây. Mời các bạn tham khảo bài viết 03 khoản tiền người lao động bắt buộc phải đóng khi nhận lương hàng tháng.
1. Tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN
Cụ thể, tại Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, khi nhận tiền lương hàng tháng người lao động bắt buộc phải đóng các khoản bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN sau đây:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội là 8% mức lương hàng tháng vào quỹ hưu trí, quỹ tử tuất;
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1% mức lương hàng tháng vào quỹ BHTN;
- Mức đóng BHYT là 1.5% mức lương hàng tháng vào quỹ BHYT;
(Theo theo Điều 5 và Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)
2. Tiền đóng phí công đoàn trong trường hợp là đoàn viên
Theo quy định tại Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, trường hợp người lao động có tham gia công đoàn thì mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
3. Tiền nộp thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, hàng tháng, người lao động nếu có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân tỳ thuộc vào các khoản được giảm trừ, miễn TNCN. Trong đó các khoản giảm trừ, miễn TNCN bao gồm
- Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế
- Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc;
- Các khoản đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề;
- Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học;
Do đó, sau khi đã giảm trừ các khoản được giảm trừ, miễn thuế TNCN mà vẫn còn dương thì sẽ áp dụng phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế tại phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để tính số thuế TNCN người lao động phải nộp. Cụ thể:
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT - 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT - 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT - 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT - 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT - 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT - 9,85 trđ |
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết 03 khoản tiền người lao động bắt buộc phải đóng khi nhận lương hàng tháng. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:
- Toàn bộ mức lương, phụ cấp của giáo viên
- Chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên
- Các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm của giáo viên
- Chính thức bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên từ 2022
- 7 thay đổi lớn về lương cán bộ, công chức, viên chức
- Thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên
- 07 quy định liên quan đến lương hưu sẽ bị bãi bỏ từ 2021
- Giáo viên xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 được không?