Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Áp lực là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Áp lực là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Áp lực là gì?

Trả lời

- Áp lực là lực ép tác động trên diện tích bề mặt của một vật theo phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc. Lực ép vuông góc với diện tích bề mặt chịu lực. Theo nghĩa chung, cũng như khái niệm lực tổng quát, áp lực là đại lượng véc-tơ. Tuy nhiên vì đã xác định được phương (vuông góc với bề mặt chịu lực) và chiều (hướng vào mặt chịu lực) nên khi nói về áp lực, người ta có thể chỉ nói về độ lớn (cường độ).

- Đơn vị đo lường của áp lực là: Newton(N)

1. Lực là gì?

- Trong vật lý học, lực (Tiếng Anh: force) là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó (bao gồm chuyển động từ trạng thái nghỉ), tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai. Lực cũng có thể được miêu tả bằng những khái niệm trực giác như sự đẩy hoặc kéo. Lực là đại lượng vectơ có độ lớn và hướng. Trong hệ đo lường SI nó có đơn vị là newton và ký hiệu là F.

- Định luật thứ hai của Newton ở dạng ban đầu phát biểu rằng tổng lực tác dụng lên một vật bằng với tốc độ thay đổi của động lượng theo thời gian. Nếu khối lượng của vật không đổi, định luật này hàm ý rằng gia tốc của vật tỷ lệ thuận với tổng lực tác dụng lên nó, cũng như theo hướng của tổng lực, và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu diễn bằng công thức:

với mũi tên ám chỉ đây là đại lượng vectơ có độ lớn và hướng.

- Những khái niệm liên quan đến lực gồm: phản lực, làm tăng vận tốc của vật; lực cản làm giảm vận tốc của vật; và mô men lực tạo ra sự thay đổi trong vận tốc quay của vật. Nếu không coi vật là chất điểm, mỗi phần của vật sẽ tác dụng những lực lên những phần bên cạnh nó; sự phân bố những lực này trong vật thể được gọi là ứng suất cơ học. Áp suất là một dạng đơn giản của ứng suất. Ứng suất thường làm biến dạng vật rắn hoặc tạo ra dòng trong chất lưu.

2. Công thức tính áp lực

- Áp lực được ký hiệu là P, đơn vị là Newton (N) được tính bằng thương số giữa lực ép lên diện tích chịu lực và diện tích chịu lực.

- Công thức tính áp lực:

P = F/S

- Trong thực tế, chúng ta có thể bắt gặp áp lực ở bất cứ đâu. Khi bạn đứng trên mặt đất, di chuyển trên đường cũng đang tạo ra 1 áp lực vuông góc xuống mặt đất bằng một lực bằng với trọng lượng cơ thể.

3. Áp suất là gì?

- Áp suất là một đại lượng vật lý được chúng ta biết đến trong quá trình học tập trên ghế nhà trường. Áp suất là độ lớn của của áp lực bị chèn ép trên một diện tích nhất định. Trong khi đó, áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép. Hiểu một cách đơn giản thì áp suất được sinh ra khi có một lựa tác động theo chiều vuông góc lên bề mặt.

4. Phân biệt áp lực và áp suất

Điểm giống nhau của áp lực và áp suất

- Cùng là lực tác dụng tính trên một đơn vị diện tích

- Có chung công thức tính: Áp lực = Lực tác dụng vuông góc ÷ Diện tích bị tác dụng lực

Sự khác nhau của áp lực và áp suất

- Áp lực dùng để chỉ lực tác dụng của vật thể rắn trên một đơn vị diện tích, còn áp suất dùng để chỉ lực tác dụng của vật thể lỏng ( chất lỏng nói chung, nước, hơi, khí,…)

- Nói tới áp lực chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới lực tác động Newton, còn nhắc tới áp suất người ta nhớ đến Pascal.

- Để bạn đọc có thể nhìn thấy rõ hơn sự khác biệt của áp lực và áp suất thì chúng tôi đưa ra một ví dụ như sau:

- Khi bạn để một cục gạch có trọng lượng là 10 Newton lên mặt bàn. Thì lúc này bạn đã tạo ra một áp lực là 10 Newton lên mặt bàn đó. Nếu để cục gạch nằm thì diện tích tiếp xúc với mặt bàn sẽ là 2dm², nếu để đứng thì diện tích tiếp xúc sẽ là 1dm². Cũng cùng là viên gạch đó – cùng 1 áp lực, khi ta để nó đứng thì cực gạch sẽ tạo ra một áp suất lớn gấp đôi so với khi nằm.

- Như vậy, ta sẽ thu được áp suất khi đứng là 10N/dm² và áp suất khi nằm là 5N/dm².

5. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố:

+ Độ lớn của lực tác dụng lên vật

+ Diện tích bề mặt tiếp xúc lên vật.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Áp lực là gì?. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Heo Ú
    Heo Ú

    cho xin bài về giải bt vật lý bài 10

    Thích Phản hồi 24/05/22
    • Bé Heo
      Bé Heo

      hay quá

      Thích Phản hồi 24/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm