So sánh lực ma sát trượt và ma sát lăn?

So sánh lực ma sát trượt và ma sát lăn? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: So sánh lực ma sát trượt và ma sát lăn?

Trả lời

* Giống nhau: Đều có tác dụng cản trở chuyển động của vật.

* Khác nhau:

Ma sát trượt

Ma sát lăn

Xuất hiện khi

Vật trượt trên bề mặt vật khác.

Vật lăn trên bề mặt vật khác.

Cường độ

Cường độ lớn hơn cường độ lực ma sát lăn nhưng nhỏ hơn cường độ lực ma sát nghỉ.

Cường độ nhỏ hơn cường độ lực ma sát trượt và cường độ lực ma sát nghỉ.

I. Ma sát trượt

1. Khái niệm

- Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt, thì bề mặt tác dụng lên vật tại chỗ tiếp xúc một lực ma sát trượt, cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó.

- Lực ma sát trượt có các đặc điểm sau:

+ Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

+ Phương song song với bề mặt tiếp xúc.

+ Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

+ Độ lớn: Fmst = μt N; N: Độ lớn áp lực (phản lực)

- Độ lớn của lực ma sát trượt có đặc điểm gì, phụ thuộc vào yếu tố nào?

+ Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc.

- Hệ số ma sát trượt

+ Hệ số ma sát trượt là hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực.

+ Ký hiệu của hệ số ma sát trượt là: μt, được đọc là “muyt”.

+ Hệ số ma sát trượt μt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

2. Công thức tính lực ma sát trượt

- Công thức tính lực ma sát trượt là: Fmst = µt N

Trong đó:

+ Fmst: là độ to của lực ma sát trượt (N)

+ µt: là hệ số ma sát trượt

+ N: là độ to sức ép (phản lực) (N)

II. Ma sát lăn

1. Khái niệm

- Ma sát lăn là lực ngăn cản lại sự lăn của một bánh xe hay các vật có dạng hình tròn trên mặt phẳng bởi sự biến dạng của vật thể và/ hoặc của bề mặt(có thể cũng không nhất thiết là có dạng hình tròn). Thông thường, với cùng một vật nặng và bề mặt tiếp xúc, độ lớn của lực ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với ma sát trượt.

2. Vai trò

- Ma sát giúp giữ cố định các vật trong không gian: đinh được giữ trên tường, giúp con người cầm nắm được các vật …

- Lực ma sát giúp xe có thể chuyển động trên đường khi vào cua mà không bị trượt.

- Nếu lực ma sát nhỏ (bề mặt quá trơn nhẵn) bạn có thể bị trượt ngã

- Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động làm cho các vật chuyển động: khi xe chuyển từ trạng thái đứng yên sang trạng thái chuyển động, lực đẩy do động cơ sinh ra làm quay các tua bin và truyền lực đến các bánh xe.

- Khi hiệu lệnh bắt đầu, phanh trước được nới lỏng toàn bộ lực tác dụng truyền từ bánh xe vào mặt đường làm xuất hiện lực ma sát nghỉ cực đại và phản lực của nó đẩy xe tiến về phía trước.​

- Ma sát cũng có hại nó làm phát sinh nhiệt và mài mòn các bộ phận chuyển động, để giảm ma sát người ta thường làm nhẵn các bề mặt tiếp xúc.

- Có thể bạn rất cần nên biết những công thức vật lý phổ biến khác xem ngay tại đây, ngoài ra còn có một nên biết về công thức đạo hàm trong môn toán, hay bài văn nghị luận trong văn học

3. Công thức tính lực ma sát lăn

- Công thức tính lực ma sát trượt là: Fmst = µt N

Trong đó:

+ Fmst: là độ to của lực ma sát trượt (N)

+ µt: là hệ số ma sát trượt

+ N: là độ to sức ép (phản lực) (N)

III. Hệ số ma sát

- Hệ số ma sát không phải là một đại lượng có đơn vị, nó biểu thị tỉ số của lực ma sát nằm giữa hai vật trên lực tác dụng đồng thời lên chúng. Hệ số ma sát phụ thuộc vào chất liệu làm nên vật; ví dụ như, nước đá trên thép có hệ số ma sát thấp (hai vật liệu có thể trượt dễ dàng trên bề mặt của nhau), cao su trên mặt đường có hệ số ma sát lớn(hai loại vật liệu không thể dễ dàng trượt trên bề mặt của nhau). Các hệ số ma sát có thể nằm trong khoảng từ 0 cho tới một giá trị lớn hơn 1- trong điều kiện tốt, lốp xe trượt trên bê tông có thể tạo ra hệ số ma sát với giá trị là 1,7.

- Lực ma sát luôn luôn có xu hướng chống lại chuyển động (đối với lực ma sát động) hoặc xu hướng chuyển động (đối với ma sát nghỉ) giữa hai bề mặt tiếp xúc nhau. Ví dụ như, một hòn đá trượt trên băng đã chịu tác dụng của lực ma sát động làm chậm nó lại. Một ví dụ về lực ma sát chống lại xu hướng chuyển động của vật, bánh xe của một chiếc xe đang tăng tốc chịu tác dụng của lực ma sát hướng về phía trước; nếu không có nó bánh xe sẽ bị trượt ra phía sau. Chú ý rằng trong trường hợp này lực ma sát không chống lại chiều chuyển động của phương tiện mà nó chống lại xu hướng trượt trên đường của lốp xe.

- Hệ số ma sát là một đại lượng mang tính thực nghiệm; nó được xác định ra trong quá trình thí nghiệm chứ không phải từ tính toán. Những bề mặt ráp có khả năng tạo nên những giá trị cao hơn cho hệ số ma sát. Hầu hết các vật liệu khô kết hợp với nhau cho ta hệ số ma sát nằm trong khoảng từ 0.3 đến 0.7. Các giá trị ngoài tầm này thường rất hiếm gặp, nhưng Teflon có thể có hệ số ma sát thấp với giá trị là 0,04. Hệ số ma sát có giá trị không chỉ xuất hiện trong trường hợp bay lên nhờ có từ trường. Cao su trên các mặt tiếp xúc khác thường có hệ số ma sát nằm trong khoảng 1,0 đến 2.0.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh lực ma sát trượt và ma sát lăn? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 34
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Friv ッ
    Friv ッ

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 26/05/22
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      💯

      Thích Phản hồi 26/05/22

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm