Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cấu tạo của đèn sợi đốt

Cấu tạo của đèn sợi đốt được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cấu tạo của đèn sợi đốt?

Trả lời:

- Cấu tạo của đèn sợi đốt gồm 3 bộ phận chính là sợi đốt, bóng thuỷ tinh và đuôi đèn. Sợi đốt là phần tử quan trọng của bóng đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. Sợi đốt được làm bằng vonfram chịu được nhiệt độ rất cao, dạng lò xo xoắn.

- Bóng thủy tinh, sợi đốt nằm trong bóng thuỷ tinh. Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, đã rút hết không khí và bơm khí trơ (khí acgon, khí kripton) vào.

- Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt mạ kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có 2 cực tiếp xúc. Khi sử dụng, đuôi đèn được nối với đui đèn phù hợp để nối với mạng điện cung cấp điện cho đèn. Đuôi có 2 kiểu là đuôi xoắn và đuôi ngạnh gài.

1. Nguyên lý hoạt động của đèn sợi đốt

– Khi có đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc phát sáng. Ánh sáng đèn sợi đốt được sinh ra từ nhiệt độ cao lý giải tại sao đèn sợi đốt rất nóng và hiệu năng phát sáng không cao như đèn huỳnh quang hay đèn LED hiện tại.

2. Phân loại của đèn sợi đốt

Hiện nay đèn sợi đốt được chia làm 2 loại: đèn sợi đốt dây tóc và đèn sợi đốt halogen

Đèn sợi đốt dây tóc

– Đèn sợi đốt dây tóc hoạt động bằng cách dùng dòng điện xoay chiều để đốt nóng sợi vonfram cho tới khi nó phát sáng.

– Ưu điểm:

+ Ưu điểm duy nhất của đèn sợi đốt có chỉ số CRI (độ hoàn màu – trung thực màu) gần bằng 100 – mức độ cao nhất.

+ Màu sắc của các vật sẽ rõ nét, trung thực hơn.

– Nhược điểm:

+ Tiêu tốn rất nhiều điện năng: chỉ có 6-7% điện năng được chuyển thành quang năng, tiêu hao 93-94% cho phát nhiệt.

+ Bóng đèn bị nóng nhiều khi sử dụng do nhiệt phát ra quá lớn, ngồi gần gây cảm giác khó chịu, nhức mắt.

+ Ở môi trường lạnh đèn không hoạt động tốt, do cơ chế hoạt động là đốt nóng dây tóc để phát sáng.

+ Tuổi thọ thấp (Khoảng 1000 giờ), dễ bị đứt dây tóc trong bóng đèn.

+ Phát ra nhiều khí thải CO2, độc hại với môi trường

+ Khi hoạt động tạo ra một lượng đáng kể tia cực tím và bức xạ hồng ngoại gây hại cho da.

+ Công suất vừa và nhỏ, chỉ thích hợp chiếu sáng trong không gian nhỏ.

3. Đèn sợi đốt halogen

Đèn sợi đốt halogen tương tự như đèn sợi đốt thông thường, có thêm một lượng khí halogen được thêm vào, bao bọc sợi dây tóc vonfram. Hoạt động bằng cách dùng điện để đốt nóng sợi vonfram cho tới khi nó phát sáng.

– Ưu điểm:

+ Độ hoàn màu CRI (độ trung thực màu) gần bằng 100, nên nhìn màu sắc của các vật trung thực rõ nét.

– Nhược điểm:

+ Tốn kém điện năng: Tuy đèn halogen có hiệu suất là việc cao hơn đèn sợi đốt dây tóc thông thường. Tuy nhiên vẫn hoạt động dựa trên việc đốt nóng sợi dây vonfram để phát sáng. Nên việc tiêu hao năng lượng là cực lớn.

+ Bóng đèn bị nóng nhiều khi sử dụng, do nhiệt phát ra quá lớn, ngồi gần gây khó chịu, nhức mắt.

+ Không hoạt động tốt ở môi trường lạnh, do cơ chế hoạt động là đốt nóng dây tóc để phát sáng.

+ Phát ra nhiều khí thải CO2, độc hại với môi trường

+ Khi hoạt động tạo ra một lượng đáng kể tia cực tím và bức xạ hồng ngoại gây hại cho da.

+ Công suất vừa và nhỏ, chỉ thích hợp chiếu sáng trong không gian nhỏ.

– Vào ngày 01/09/2018 đèn sợi đốt và đèn halogen đã bị cấm sử dụng tại Châu Âu. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường

4. Ứng dụng vượt trội của bóng đèn sợi đốt trong đời sống

4.1 Chiếu sáng đường đi, đèn bàn

Bóng đèn sợi đốt được sử dụng nhiều để chiếu sáng ở các hẻm, ngõ tại vùng nông thôn. Vì sản phẩm này nhỏ gọn, lại rẻ và hiệu suất chiếu sáng tốt. Vì vậy, chúng được rất nhiều người ưa chuộng.

4.2 Chiếu sáng trong học tập

Bạn cũng có thể thấy bóng đèn sợi đốt được sử dụng rất nhiều trong lớp học. Bởi ánh sáng phát ra khá đồng đều, không quá chói mắt. Người dùng có thể điều chỉnh độ sáng theo nhu cầu.

4.3 Chiếu sáng trong phòng ăn

Theo các chuyên gia ẩm thực cho biết, sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng phòng ăn sẽ tạo cảm giác đói và ngon miệng hơn. Đây cũng là bí quyết thu hút khách hàng tại nhiều nhà hàng cao cấp. Tuy nhiên, không nên dùng bóng đèn để chiếu sáng phòng ngủ. Vì ánh đèn khá chói khiến bạn khó tập trung vào giấc hơn. Thay vào đó hãy sử dụng đèn led với ánh sáng dịu nhẹ.

4.4 Chiếu sáng trong cây nông – công nghiệp

Ở miền Tây, người dân dùng bóng đèn sợi đốt với nhiệt độ cao để “chăm” cây thanh long để kích thích cây ra trái khi nghịch mùa. Trong nông nghiệp, người ta dùng đèn sợi đốt để giúp rau, củ tăng trưởng. Đó là do hơi nóng từ đèn sẽ thúc đẩy phần rễ cây mọc ra nhanh hơn. Đồng thời, đèn sợi đốt có công dụng xua đuổi sâu bọ, hút những con vật đêm không gây hại cho vườn tược.

4.5 Chiếu sáng hành lang

Nhiều gia đình sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng khu vực hành lang, trước cổng nhà, trong kho,…. Chính bởi ánh sáng đèn rất rõ, nên sử dụng ban đêm sẽ giúp bạn nhìn tốt mọi vật hơn.

Mặc dù đèn sợi đốt không còn được ưa chuộng nhiều như trước đây. Nhưng nó vẫn là thiết bị chiếu sáng không thể thiếu trong đời sống. Với nhiều ứng dụng đèn trên đây, tin chắc rằng ưu điểm của nó sẽ giúp bạn phải xem xét và quyết định sử dụng ngay hôm nay.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Cấu tạo của đèn sợi đốt. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mọt sách
    Mọt sách

    cho xin bài trắc nghiệm liên quan đến bài

    Thích Phản hồi 24/05/22
    • Anh nhà tui
      Anh nhà tui

      hay quá

      Thích Phản hồi 24/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm