Ví dụ định luật 2 Niu-tơn

VnDoc xin giới thiệu bài Ví dụ định luật 2 Niu-tơn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ví dụ định luật 2 Niu-tơn

Lời giải:

Định luật II Niutơn

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Ví dụ: Hai bạn An và Toàn thực hiện thử thách kéo hai hòn đá trên mặt bàn. Với cùng một lực như nhau, hòn đá của An nặng hơn của Toàn rất nhiều nên nó tăng tốc rất chậm, gia tốc mà nó nhận được nhỏ, còn hòn đá của Toàn nhẹ hơn nên có thể dễ dàng di chuyển và tăng tốc, gia tốc mà nó nhận được lớn. Như vậy, gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng.

I. Định luật I Niutơn

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

II. Định luật II Niutơn

1. Định luật

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

2. Khối lượng và mức quán tính

a) Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

b) Tính chất của khối lượng:

+ Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật

+ Khối lượng có tính chất cộng: Khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng các vật đó.

c) Trọng lực. Trọng lượng

- Trọng lực:

+ Là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.

+ Ở gần Trái đất, trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.

- Trọng lượng:

+ Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P.

+ Công thức của trọng lực:

III. Định luật III Niutơn

1. Định luật

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng nằm trên một đường thẳng, có cùng phương nhưng ngược chiều.

2. Lực và phản lực

- Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực

- Lực và phản lực có những đặc điểm sau:

+ Lực và phản lực luôn xuất hiện đồng thời

+ Lực và phản lực là hai lực trực đối

+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

* Chú ý: Sử dụng các công thức động học:

- Nếu vật chuyển động thẳng đều thì gia tốc a = 0.

Chuyển động thẳng đều và các công thức

Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

+ Vận tốc trung bình: vtb=s/t

+ Quãng đường: s=vtb.t=vt

- Chuyển động thẳng biến đổi đều và các công thức

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.

+ Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian là chuyển động nhanh dần đều.

+ Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian là chuyển động giảm dần đều.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Ví dụ định luật 2 Niu-tơn. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 259
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thỏ Bông
    Thỏ Bông

    cho xin bài trắc nghiệm liên quan

    Thích Phản hồi 26/05/22
    • Lang băm
      Lang băm

      hay lắm

      Thích Phản hồi 26/05/22

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm