Nêu sự khác nhau của áp suất gây bởi chất rắn và chất lỏng

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nêu sự khác nhau của áp suất gây bởi chất rắn và chất lỏng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu sự khác nhau của áp suất gây bởi chất rắn và chất lỏng

Lời giải:

Sự khác biệt chính giữa áp suất của chất rắn và chất lỏng là: áp suất của chất rắn chỉ xảy ra do trọng lượng của chất rắn, trong khi áp suất của chất lỏng xảy ra do cả trọng lượng và chuyển động của các phân tử chất lỏng.

1. Áp lực

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

2. Áp suất

Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Áp suất được tính bằng công thức

p=FS

Chú ý:

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố là độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.

3. Đơn vị của áp suất

Paxcan (Pa) (1 Pa = 1 N/m2).

Lưu ý:

- Ngoài ra, người ta cũng dùng atmotphe làm đơn vị áp suất. Atmotphe là áp suất gây bởi một cột thủy ngân cao 76cm: 1atm=103360Pa

Để đo áp suất, người ta có thể dùng áp kế.

4. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.

Khác với chất rắn chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.

Như vậy, chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật trong lòng chất lỏng.

Công thức tính áp suất chất lỏng

p=d.h

Trong đó h là độ sâu tính từ điểm áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

Lưu ý : Công thức này cũng được áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao h của cột lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng. Từ đây có thể suy ra một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng ngang có độ lớn như nhau.

5. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

Độ lớn của áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển bằng áp suất của thủy ngân trong ống Tô ri xe li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

6. Ý nghĩa của áp suất trong cuộc sống

Áp suất có mức độ phổ biến cao, có vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nó có mặt tại những trường học, bệnh viện, máy bay…và cả chính trong cơ thể con người. Đặc biệt, áp suất đóng vai trò không thể thiếu trong các thiết bị máy móc như: máy nén khí cao áp, máy bơm rửa xe,…

Lưu ý: Hầu hết việc tạo áp suất lớn sẽ gây ra các vụ nổ lớn và tác động một lực mạnh lên bề mặt các vật thể xung quanh. Do đó mà rất dễ gây nổ, vỡ hay thủng bình chứa, đổ vỡ các công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của chính con người.

7. Một số cách để làm tăng và giảm áp suất

Cách để làm giảm áp suất

Cũng như việc tăng áp suất thì việc giảm áp suất cũng được tiến hành theo một số cách như:

-Giảm áp lực tác động, đồng thời giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.

-Giảm áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép.

– Giảm diện tích bề mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

Cách để làm tăng áp suất

Để làm tăng áp suất, người ta có thể dùng một trong các cách sau đây:

-Tăng áp lực tác động nhưng vẫn giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.

-Tăng lực tác động theo hướng vuông góc và giảm diện tích bề mặt bị ép.

– Tăng diện tích bề mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

8. Đồng hồ đo áp suất

Là một thiết bị chuyên dụng để đo áp suất của chất lỏng, khí, hơi… Bằng tác động của áp lực nước lên hệ thống chuyển động của đồng hồ. Qua đó làm quay bánh răng giúp kim trỏ đồng hồ chỉ tới dải áp suất trên mặt đồng hồ thiết bị đo . Sau đó hiển thị cho chúng ta biết được mức áp suất trên hệ thống đang là bao nhiêu.

Thường được sử dụng khi người dùng muốn thấy áp suất trực tiếp tại điểm cần đo, và thường không suất ra tín hiệu đo.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu sự khác nhau của áp suất gây bởi chất rắn và chất lỏng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 15
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Heo Ú
    Heo Ú

    cho xin bài liên quan kiểu này với

    Thích Phản hồi 26/05/22
    • Giáo sư X
      Giáo sư X

      hay lắm

      Thích Phản hồi 26/05/22

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm