Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ?

  1. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn
  2. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.
  3. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.
  4. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.

Lời giải:

Đáp án: C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.

Giải thích:

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

1. Lực là gì?

- Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật.

Ví dụ: Mọi người đẩy chiếc xe ô tô, dưới tác dụng của lực đẩy, vận tốc của ô tô tăng dần từ giá trị 0 đến một giá trị nào đó.

- Dưới tác dụng của lực, ngoài làm thay đổi vận tốc của vật, lực còn có thể làm cho vật bị biến dạng.

Ví dụ: Quả bóng bị biến dạng dưới tác dụng của lực.

- Đơn vị của lực là Niutơn (kí hiệu là N)

2. Biểu diễn lực

- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

+ Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật).

+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

+ Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.

3. Cách biểu diễn lực trên hình vẽ

- Biểu diễn lực bằng một mũi tên, ta cần xác định đúng các yếu tố:

- Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc của mũi tên.

- Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.

- Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ xích cho phù hợp.

Ví dụ: Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ xích 1 cm ứng với 100 N.

Trọng lực tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt tại G (trọng tâm của vật).

- Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

- Cường độ P = 50.10 = 500 N (ứng với 5 cm).

4. Diễn tả các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ

Để diễn tả các yếu tố của lực, ta cần xác định:

- Gốc của mũi tên ở đâu? Đó chính là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều của mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.

(Đặc biệt nếu phương của mũi tên không trùng với phương thẳng đứng hay phương ngang thì phải xem phương đó tạo với phương thẳng đứng hay tạo với phương ngang một góc bao nhiêu độ).

- Trên mũi tên có mấy khoảng và mỗi khoảng ứng với tỉ xích đã chọn là bao nhiêu để xác định đúng cường độ của lực.

5. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào?

  1. Vận tốc không thay đổi
  2. Vận tốc tăng dần
  3. Vận tốc giảm dần
  4. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

Trả lời:

Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần, vì lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật.

Đáp án D

Bài 2: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: ..... là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

A. Vectơ

B. Thay đổi

C. Vận tốc

D. Lực

Trả lời:

Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động

Đáp án D

Bài 3: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?

  1. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.
  2. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N.
  3. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.
  4. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N.

Trả lời 

Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N

Đáp án A

Bài 4: Kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
  2. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động.
  3. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
  4. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó.

Trả lời:

Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật

Đáp án A.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thỏ Bông
    Thỏ Bông

    😉😉😉😉😉

    Thích Phản hồi 26/05/22
    • ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹
      ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹

      hay quá

      Thích Phản hồi 26/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm