Thế nào là 2 lực cân bằng?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Thế nào là 2 lực cân bằng? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Thế nào là 2 lực cân bằng
Câu hỏi: Thế nào là 2 lực cân bằng. Lấy ví dụ
Lời giải:
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
Ví dụ: hai người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1 cái ghế sofa thì sẽ tác dụng lên cái ghế sofa hai lực cân bằng.
1. Hai lực cân bằng
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của lực cân bằng:
+ Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên
+ Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
=> Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Chú ý:
- Hệ lực cân bằng khi tác dụng vào một vật thì không làm thay đổi vận tốc của vật.
- Ở lớp 6 đã đề cập đến trường hợp vật đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
- Đối với lớp 8, yêu cầu xét tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động.
=> Như vậy, tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật được phát biểu khái quát hơn :”Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi không có lực tác dụng lên vật và ngay cả khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau”.
- Việc dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng lên vật chuyển động thực hiện trên cơ sở suy luận lôgic. Vì lực gây ra sự thay đổi vận tốc chuyển động, còn hai lực cân bằng khi đặt lên vật đang đứng yên thì sẽ đứng yên mãi, như vậy nó không làm thay đổi vận tốc. Do đó lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động cũng không làm thay đổi vận tốc nên vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Kết luận này được kiểm nghiệm bằng thí nghiệm trên máy A – tút.
2. Bài tập
Câu 1: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
- Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
- Hai lực cùng phương, ngược chiều.
- Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
- D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Lời giải:
Chọn D
Câu 2: Cặp lực tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên là hai lực cùng cường độ,có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
- Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều.
- Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
- Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.
- Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Lời giải:
Chọn D
Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Câu 3: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
- Đột ngột giảm vận tốc
- Đột ngột tăng vận tốc
- Đột ngột rẽ sang trái.
- Đột ngột rẽ sang phải.
Lời giải:
Chọn D
Vì khi ô tô đột ngột rẽ sang phải do quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp chuyển động theo hướng cũ nên hành khách thấy mình bị nghiêng người sang bên trái.
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Thế nào là 2 lực cân bằng? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.