Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh độ cứng mềm của vật mà ta tiếp xúc?

Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh độ cứng mềm của vật mà ta tiếp xúc? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh độ cứng mềm của vật mà ta tiếp xúc?

Câu hỏi: Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh độ cứng mềm của vật mà ta tiếp xúc?

Trả lời:

Ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc nhờ các cơ quan thụ cảm trên da, chúng là các đầu mút thần kinh vô cùng nhạy cảm.

1. Cấu trúc da

- Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.

2. Lớp biểu bì

- Lớp biểu bì là lớp trên cùng của da. Các lớp biểu bì không có mạch máu nhưng được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ở lớp trung bì. Thường độ dày của lớp biểu bì là 0,5 – 1 mm nhưng phụ thuộc vào từng da của từng vị trí trên cơ thể. Phần da ở lòng bàn chân và lòng bàn tay là dày nhất và mỏng nhất là ở da vùng quanh mắt.

- Hầu hết tế bào trong lớp biểu bì là keratinocytes bắt nguồn từ các tế bào ở sâu nhất ở lớp biểu bì (gọi là lớp đáy). Các tế bào sừng mới được tạo ra di chuyển về phía bề mặt của lớp biểu bì. Một khi các tế bào sừng đã tới bề mặt da dần dần chúng sẽ bị sừng hóa và tróc ra khỏi da và được thay thế bởi các tế bào mới hơn – Đây là quá trình sừng hóa trên da.

- Phần ngoài cùng của lớp biểu bì trong cấu tạo làn da là lớp sừng không thấm nước và nếu không bị tổn thương có khả năng ngăn chặn hầu hết các vi khuẩn, vi rus và các chất lạ khác xâm nhập vào trong cơ thể. Lớp biểu bì cũng bảo vệ các cơ quan nội tạng, cơ, dây thần kinh và mạch máu chống lại các chấn thương. Những vùng nhất định trên cơ thể yêu cầu sự bảo vệ lớn hơn (như lòng bàn tay, lòng bàn chân), lớp keratin bên ngoài của lớp biểu bì sẽ dày hơn nhiều.

- Rải rác khắp lớp đáy của lớp biểu bì là các tế bào melanocytes tạo ra sắc tố melanin, một trong những chất có ảnh hưởng lớn tới màu da của chúng ta. Da càng sẫm màu thì chứng tỏ trên da càng chứa nhiều melanin. Chức năng của melain chính là lọc các bức xạ tử ngoại từ ánh mặt trời làm tổn hại đến da.

- Biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid (chất béo) được biết như các màng hydrolipid. Lớp màng này giúp duy trì sự tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp làn da được mềm hơn và hoạt động giống như hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm.

- Phần nước của màng này, như là các acid bảo vệ bao gồm:

+ Axit lactic và một số các amino axit từ mồ hôi

+ Các axit tự do từ dầu

+ Các amino axit, axit cacboxilic pyrrolidine và các nhân tố tạo độ ẩm tự nhiên khác (NMFs)- là nhân tố của quá trình sừng hóa.

- Hạ bì (hay lớp mô mạch liên kết)

- Hạ bì bao gồm một lớp dày trên lớp mô dưới da và một lớp có hình uốn lượn sóng ở dưới biểu bì

- Hạ bì thì dày, đàn hồi, là lớp giữa của da và bao gồm 2 lớp:

+Lớp đáy (hay stratum reticulare): là vùng rộng và dày, nơi tiếp giáp với hạ bì.

+ Lớp lưới (hay stratum papillare): được định dạng hình làn sóng và tiếp xúc với biểu bì

- Phần cấu trúc chính của lớp hạ bì là sợi collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết- giúp cho làn da độ khỏe mạnh, linh hoạt mang đến sự trẻ trung hơn cho da. Các cấu trúc này thì gắn chặt với một chất như gel (có chứa axit hyaluronic), có khả năng cao trong việc liên kết với phân tử nước giúp duy trì được thể tích của da.

- Lối sống và các nhân tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời và sự thay đổi nhiệt độ có tác động đến số lượng sợi collagen và sợi đàn hồi trong cấu trúc da. Khi chúng ta già đi, sự sản sinh sợi collagen và sợi đàn hồi tự nhiên giảm xuống và chức năng gắn kết với các phân tử nước cũng bị suy yếu. Làn da lúc đó trông có vẻ thiếu săn chắc và nếp nhăn xuất hiện. Tìm hiểu thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến làn da, ánh nắng mặt trời tác động lên làn da như thế nào và lão hóa da.

- Lớp hạ bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như nuôi dưỡng lớp ngoài cùng:

  • Lớp hạ bì dày, có cấu trúc giúp làm nhẹ đi các tác động từ bên ngoài và khi tổn thương xảy ra, chúng có chứa các mô liên kết giúp làm lành vết thương như nguyên bào sợi và dưỡng bào .
  • Là nơi có chứa nhiều mao mạch máu giúp nuôi dưỡng biểu bì và loại bỏ chất thải.
  • Tuyến bã nhờn (nơi sản sinh dầu cho bề mặt da) và tuyến mồ hôi (nơi vận chuyển nước và axit lactic tới bề mặt da) thì đều được đặt tại lớp hạ bì. Các chất lỏng này kết hợp với nhau tạo nên lớp màng hydrolipid.

3. Hạ bì

Là nơi có các cơ quan:

3.1. Các mao mạch bạch huyết

Các mạch máu của lớp hạ bì giúp cung cấp dinh dưỡng cho da và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cao khiến các mạch máu giãn to ra và cho phép một lượng máu lớn lưu thông gần bề mặt da để giảm nhiệt. Ngược lại khi trời lạnh, các mạch máu co lại giúp giữ nhiệt trên cơ thể.

3.2. Cơ quan cảm nhận cảm giác.

3.3. Chân tóc: nơi tóc được phát triển.

- Các nang lông tóc tạo ra lông ở khắp cơ thể. Lông trên da không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ bạn khỏi các chấn thương ở bên ngoài.

- Trên các phần khác nhau trên cơ thể thì số lượng dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu sẽ thay đổi khác nhau. Ví dụ như ở đỉnh đầu thì sẽ có nhiều nang tóc hơn trong khi lòng bàn chân lại không hề có nang lông.

- Mô dưới da (hay lớp mỡ dưới da)

- Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể . Chúng bao gồm:

- + Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như một lớp đệm

+ Các sợi collagen đặc biệt (được gọi là vách mô hay đường ranh giới): bao gồm các mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết lại với nhau.

+ Các mạch máu.

Số lượng các tế bào chất béo ở mô dưới da thì khác nhau ở các vùng trên cơ thể . Hơn nữa, sự tạo thành các tế bào này cũng khác nhau giữa nam và nữ,cũng như cấu trúc của các bộ phận khác của da. Đây được xem như một lớp đệm giúp bảo vệ và cách nhiệt các mô bên dưới da khỏi các chấn thương cơ học và nhiệt độ.Thường lớp mỡ dưới da sẽ thay đổi độ dày tùy vào từng bộ phận trên cơ thể, có thể kể đến như vài milimet ở phần mí mắt hay vài cencimet ở da bụng mông và ngực.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh độ cứng mềm của vật mà ta tiếp xúc? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 26/05/22
    • Chồn
      Chồn

      🤪🤪🤪🤪🤪🤪🤪🤪

      Thích Phản hồi 26/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm