Công thức tính Công là gì?

Công thức tính Công là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Công thức tính Công là gì?

Trả lời:

- Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực

A = F.s

- Trong đó:

+ A là công của lực F (J)

+ F là lực tác dụng vào vật (N)

+ s quãng đường vật dịch chuyển (m)

+ Đơn vị của công là Jun, (kí hiệu là J).

1J = 1N.1m = 1Nm

Bội số của Jun là kilojun (kí hiệu là kJ), 1kJ = 1000J

A. Lý thuyết

1. Khi nào có công cơ học?

Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng làm vật chuyển dời.

2. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố:

+ Lực tác dụng vào vật

+ Quãng đường vật dịch chuyển.

- Công cơ học thường được gọi tắt là công.

* Lưu ý: Trong các trường hợp có công có học, ta cần tìm ra lực nào đã thực hiện công đó.

Ví dụ: Trong trường hợp đầu tàu hỏa đang kéo các toa chuyền động thì lực thực hiện công là lực kéo của đầu tàu hỏa, hoặc trong trường hợp quả táo rơi từ trên cây xuống thì lực thực hiện công là trọng lực.

3. Công thức tính công đúng trong trường hợp nào?

Công thức tính công cơ học A = F.s đúng trong trường hợp một lực F tác dụng vào vật, làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực.

- Ví dụ: Dùng một lực F kéo vật trên sàn theo phương nằm ngang như hình 1 dưới đây, làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương nằm ngang, thì công của lực là A = F.s

* Chú ý:

- Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng một công thức khác sẽ học ở lớp trên.

- Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không (0).

B. Bài tập

Bài tập 1 (trang 37 Sách bài tập Vật Lí 8): Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B họ đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. Câu trả lời nào sau đây là đúng?

  1. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau.
  2. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về.
  3. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.
  4. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn.

Đáp án đúng: B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về.

Giải thích: Khi lượt đi xe chở đất nên công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về xe không có đất.

Bài tập 2: Một người thợ xây đưa xô vừa có khối lượng 15kg lên độ cao 5m trong thời gian 20 giây bằng ròng rọc động. Tính công mà người đó thực hiện được.

Đáp án: 750J

Giải thích:

Lực F mà người đó thực hiện là:

F = 10m = 10.15 = 150 (N)

Công mà người đó thực hiện là:

A = P.h = 150.5 = 750 (J)

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Công thức tính Công là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 11
Sắp xếp theo

Vật lý lớp 8

Xem thêm