Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi nào có lực ma sát trượt?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khi nào có lực ma sát trượt? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Khi nào có lực ma sát trượt?

Trả lời

Lực ma sát là lực xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật, lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, độ lớn của áp lực, lực ma sát sẽ không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ vật.

1. Sự xuất hiện của lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.

- Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở chuyển động của vật.

- Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Biểu thức:

Fms = μt.N

Trong đó: μt là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.

2. Đặc điểm của ma sát trượt

- Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

- Phương song song với bề mặt tiếp xúc.

- Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

3. Một số ví dụ về lực ma sát trượt

- Khi phanh xe đạp, lực ma sát giữa hai phanh với vành xe là lực ma sát trượt.

- Khí chuyển các kiện hành từ trên xe hàng xuống đất bằng mặt phẳng nghiêng thì giữa kiện hàng và mặt phẳng nghiêng có ma sát trượt.

- Khi trượt từ từ trên cầu trượt xuống đất thì có lực ma sát trượt giữa lưng ta với mặt cầu trượt.

- Khi ta viết phần lên bảng thì giữa đầu viên phấn với mặt bảng có lực ma sát trượt.

- Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục.

- Ma sát giữa dây cung ở cần kép của đàn nhị, violon,… với dây đàn.

- Trong kĩ thuật: Để truyền chuyển động quay của động cơ ra ngoài làm quay các máy công cụ, người ta nối trục quay của động cơ với trục quay của máy bằng các dây cuaroa. Nhờ có ma sát nghỉ giữa dây cuaroa với trục quay mà dây cuaroa không bị trượt và làm máy công cụ chuyển động theo.

4. Bài tập

Bài tập 1: Chọn phát biểu đúng.

  1. Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc.
  2. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.
  3. Khi một vật chịu tác dụng của lực F mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực.
  4. Vật nằm yên trên mặt sàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật cân bằng nhau.

Đáp án đúng: B

Bài tập 2 : Chọn phát biểu đúng?

  1. Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát
  2. Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc
  3. Lực ma sát trượt luôn tỉlệ với trọng lượng của vật
  4. Tất cả A, B, C đều sai

Đáp án đúng: A . Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát

Bài tập 3 : Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  1. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.
  2. Bản chất của vật.
  3. Điều kiện về bề mặt.
  4. Áp lực lên mặt tiếp xúc

Đáp án đúng: A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.

Bài tập 4 : Vật khối lượng trượt thẳng đều trên phương ngang bằng lực kéo có độ lớn 15N theo phương ngang. Nếu khối lượng của vật tăng thêm 25kg thì lực kéo phải có độ lớn 60N thì vật mới trượt thẳng đều. Lấy g = 10m/s2, tính hệ số ma sát trượt.

Bài giải:

F1 = 15N = Fms1 = µ.mg (1)

F2 = 60N = Fms2 = µ(m+25).g (2)

chia (2) cho (1) → m = 25/3 (kg) thay vào (1) → µ = 0,18

Bài giải:

Chọn chiều dương như hình vẽ, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động

Áp dụng định luật II Newton:

Chiếu phương trình lên chiều dương phương ngang, ta có:

- Fms + F2 = ma (1)

Chiếu phương trình lên chiều dương phương thẳng đứng, ta có:

N + F1 = P

⇒ N = mg – F.sin30°

⇒ phương trình (1) trở thành: - μ(mg - F.sin30°) + F.cos30° = ma (2)

Lại có:

Thay vào phương trình (2):

- μ(1.10 - 2.sin30°) + 2.cos30° = 1.0,83

⇒ μ = 0,1

Bài tập 6: Vật 120g đặt nằm ngang trên một tờ giấy có hệ số ma sát trượt 0,2. Xác định độ lớn lực kéo tối thiểu theo phương ngang để có thể rút tờ giấy ra mà không làm dịch chuyển vật cho g = 10m/s2.

Bài giải:

m = 120g; µ = 0,2; g = 10m/s2

Để vật không dịch chuyển thì tờ giấy phải trượt trên bề mặt vật → độ lớn lực kéo bằng độ lớn của lực ma sát trượt FK = Fms = µN = µ.mg = 0,24N

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Khi nào có lực ma sát trượt? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
    ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

    hay lắm

    Thích Phản hồi 25/05/22
    • Lê Thị Ngọc Ánh
      Lê Thị Ngọc Ánh

      👨‍🍳

      Thích Phản hồi 25/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm