Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào?

Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào?

Trả lời:

Mạng điện trong nhà gồm Gồm các phần tử:

- Công tơ điện

- Dây dẫn điện

- Các thiết bị điện: đóng-cắt, bảo vệ và lấy điện

- Đồ dùng điện

I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà

1. Đặc điểm của mạng điện trong nhà

a) Điện áp của mạng điện trong nhà

Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình.

b) Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà

Đồ dùng điện rất đa dạng: bóng đèn, nồi cơm, bàn là, quạt điện ...

Mỗi đồ dùng điện tiêu thụ một lượng điện năng khác nhau hay có một công suất khác nhau.

c) Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện

Đồ dùng điện trong nhà phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

Các thiết bị điện (công tắc, cầu dao, ổ cắm điện ...) và các đồ dùng điện (bàn là, nồi cơm, quạt điện...) phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

Riêng các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ và điều khiển (cầu dao, aptomat, cầu chì, công tắc, phích cắm....) điện áp định mức có thể lớn hơn điện áp mạng điện.

2. Yêu cầu mạng điện trong nhà

Đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện.

Phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.

Dễ kiểm tra và sửa chữa.

Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp.

II. Cấu tạo mạng điện trong nhà

Cấu tạo một mạng điện trong nhà đơn giản gồm:

- Mạch chính (1) từ mạng điện phân phối đi qua công tơ điện vào trong nhà.

- Mạch nhánh (2) từ mạch chính rẽ ra các mạch nhánh mắc song song với nhau để có thể điều khiển độc lập, có chức năng cung cấp điện tới các đồ dùng.

Còn các thiết bị đóng cắt và bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện ...

III. Bài tập

Câu 1: Em hãy kể tên những đồ dùng điện mà em biết?

Đáp án:

Nồi cơm điện, quạt điện, bàn là điện, bóng đèn, loa, ...

Câu 2: Em hãy cho biết một số ví dụ về sự chênh lệch công suất của đồ dùng điện trong nhà mà em biết?

Đáp án:

Ví dụ

- bóng đèn - Tủ lạnh

- quạt điện - điều hoà

- loa - máy bơm

Câu 3: Hãy chọn những thiết bị và đồ dùng điện có số liệu kĩ thuật sao cho phù hợp khi mắc với điện áp định mức của mạng điện 220V và điền dấu (x) vào ô trống

Đáp án:

Bàn là điện 220V-1000W

x

Nồi cơm điện 110V-600W

Phích cắm điện 250V-5A

x

Quạt điện 110v-30W

Công tắc điện 500V-10A

x

Bóng đèn 12V-3W

Câu 4: Khi dùng bút thử điện để kiểm tra dây pha và dây trung tính, ta thấy hiện tượng gì?

Đáp án:

Dây pha thì bút thử điện sáng, dây trung tính thì bút thử điện không sáng

Câu 5: Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì?

Đáp án:

- Có điện áp định mức là 220V

- Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất đa dạng

- Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Jelar
    Lê Jelar

    thêm bài tập liên quan đi ad

    Thích Phản hồi 26/05/22
    • 『亗ADK』|ʚGVFɞ | Zenii ...
      『亗ADK』|ʚGVFɞ | Zenii ...

      hay quá

      Thích Phản hồi 26/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm