Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi nào một vật được coi là chuyển động?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khi nào một vật được coi là chuyển động? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Khi nào một vật được coi là chuyển động?

Trả lời

- Để xác định vật chuyển động thì chúng ta phải dựa vào sự thay đổi vị trí so với vật làm mốc. Có nghĩa là, khi so sánh vị trí của vật với vị trí của vật mốc thì vật có sự thay đổi là vật chuyển động

- Ví dụ: Hành khách ngồi trên một toa tàu đang chuyển động

- Những khi so vị trí của người hành khách (vật) với hàng cây bên đường (vật làm mốc) thì hành khách đang chuyển động.

1. Chuyển động cơ và chất điểm

Chuyển động cơ

- Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.

Ví dụ: xe chạy, tên lửa bay, người đang đi bộ trên đường, máy bay đang bay…

- Chuyển động có tính tương đối.

Ví dụ:

+ Người ngồi trên xe đang chuyển động:

+ Người ngồi trên xe sẽ đứng yên so với xe

+ Người ngồi trên xe sẽ chuyển động so với hàng cây bên đường.

Chất điểm

- Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi.

Ví dụ: xe chạy từ Tp.HCM ra Hải Phòng: xe được coi là chất điểm.

Quỹ đạo

- Quỹ đạo là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo.

- Có 3 loại chuyển động:

+ Chuyển động thẳng: quỹ đạo là đường thẳng

+ Chuyển động cong: quỹ đạo là đường cong.

+ Chuyển động tròn: là một chuyển động cong đặc biệt

Ví dụ:

+ Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: có quỹ đạo coi như tròn.

+ Giọt mưa rơi từ trên mái nhà xuống: có quỹ đạo thẳng.

+ Điểm trên đầu kim đồng hồ: có quỹ đạo tròn.

- Quỹ đạo có tính tương đối.

Ví dụ: kim bồi trên vành xe đạp: so với trục thì kim bồi có quỹ đạo tròn, còn so với người quan sát thì kim bồi có quỹ đạo hình xicloic.

Một vật rơi trên xe đang chuyển động: có quỹ đạo thẳng so với người ngồi trên xe, có quỹ đạo cong so với người quan sát bên đường.

2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian

Vật làm mốc và thước đo

- Vật làm mốc: là một vật được chọn bất kỳ, thông thường chọn Trái đất và những vật gắn với Trái đất như nhà cửa, cây cối, cột cây số,... là vật mà ta chọn cố định để so với các vật khác.

- Nếu đã biết đường đi (quỹ đạo) của vật, ta chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên đường đó là có thể xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách dùng một cái thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

Hệ tọa độ

- Xác định vị trí của vật trong mặt phẳng ta dùng hệ tọa độ Decac (Oxy).

3. Cách xác định thời gian trong chuyển động

Mốc thời gian và đồng hồ

- Mốc thời gian là thời điểm ta chọn để xác định thời gian chuyển động của vật.

- Ví dụ: xe bắt đầu xuất phát từ bến A lúc 7h00 đến bến B lúc 9h30.

- Ta chọn 7h00 làm mốc thời gian, thì xe chuyển động từ bến A đến bến B được 2h30.

Thời điểm và thời gian

- Thời điểm: lúc, khi

Ví dụ: nhìn lên đồng hồ thấy 7h15: thời điểm lúc đó là 7h15.

- Thời gian (khoảng thời gian): từ khi đến khi.

Ví dụ: thời điểm từ 7h15 đến thời điểm 8h15 là 1h, thì 1h là thời gian chuyển động của vật.

4. Hệ quy chiếu

- Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + đồng hồ và gốc thời gian.

- Một hệ quy chiếu gồm:

+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc;

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.

- Trong nhiều bài toán cơ học, nhiều khi nói về hệ quy chiếu, người ta chỉ đề cập đến hệ toạ độ, vật làm mốc và mốc thời gian mà không cần nói đến đồng hồ.

→ Tổng kết

- Cách nhận biết một vật đang chuyển động hay đứng yên

- Trong vật lí để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (Vật mốc)

* Vật làm mốc: là vật bất kỳ, thông thường chọn Trái đất và những vật gắn với Trái đất như nhà cửa, cây cối, cột cây số,... làm vật mốc.

⇒ Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học

* Ví dụ: Lấy các ví dụ xung quanh chúng ta về chuyển động và chỉ rõ vật được chọn làm mốc

* Phân biệt: Vị trí với khoảng cách

- Khoảng cách: là độ dài từ vật khảo sát đến vật chọn làm mốc

- Vị trí: là chỗ đứng (tọa độ) của vật khảo sát so với vật chọn làm mốc.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Khi nào một vật được coi là chuyển động? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trùm
    Trùm

    cho xin bài về môn sinh học 8 bài 56

    Thích Phản hồi 25/05/22
    • Lanh chanh
      Lanh chanh

      😑

      Thích Phản hồi 25/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Vật lý lớp 8

      Xem thêm