Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bàn về phép học

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Bàn về phép học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung tác phẩm Bàn về phép học

a/ Tác giả

- Tên: Nguyễn Thiếp, tự là Khải Xuyên, huyện là Lạp Phong cư Sĩ, người đương thời gọi là La Sơn Phu Tử, (1723- 1804)

- Quê quán: Xã Nguyệt Ao, Huyện La Sơn (Hà Tĩnh)

- Cuộc đời:

+ Ông là người học rộng, tài cao, đức lớn.

+ Người đương thời thường gọi là La Sơn Phu Tử.

+ Từng giúp triều Tây Sơn, (của Quang Trung) xây dựng đất nước

b/ Tác phẩm

- Thể loại: Tấu.

- Hoàn cảnh sáng tác: 1791, khi ông vào Phú Xuân hội kiến với vua, bàn quốc sự.

- Vị trí đoạn trích: là phần thứ ba của bài tấu

c/ Bố cục

Bài văn được chia làm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu...tệ hại ấy: Bàn về mục đích của việc học, phê phán lối học sai trái.

- Phần 2: Tiếp ...thịnh trị: Phương pháp học và tác dụng của nó.

- Phần 3: Còn lại: Kết luận (lời bày tỏ chân thành mong nhà vua xem xét

2/ Đọc - hiểu văn bản Bàn về phép học

a/ Mục đích chân chính của việc học

- Dùng câu châm ngôn và hình ảnh so sánh.

- "Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo",

- Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người.

- Mục đích chân chính của việc học là: Học để làm người

b/ Phê phán lối học lệch, sai trái

- Lối học hình thức hòng cầu danh lợi.

- Không biết đến cương ngũ, thường.

- Học thuộc lòng câu chữ mà không biết nội dung, hữu danh vô thực, học chỉ để có tiếng làm quan, được danh lợi.

→ Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

c/ Những quan điểm và phương pháp học đúng đắn

- Mở thêm trường học.

- Mở rộng thành phần đối tượng học.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.

- Tuần tự tiến lên, học từ thấp đến cao.

- Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

- Học phải kết hợp với hành.

→ Quan điểm, phương pháp đúng đắn, tiến bộ.

d/ Tác dụng của việc học chân chính

- Đất nước có nhiều nhân tài.

- Triều đại vững mạnh.

- Quốc gia hưng thịnh.

→ Việc học chân chính có tác dụng vô cùng to lớn.

* Tổng kết

Nội dung: Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp đã nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về việc học. Mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.

Nghệ thuật

- Lập luận bằng cách đối lập hai quan niệm về việc học.

- Có lập luận rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng của một trí thức chân chính đối với đất nước.

3/ Bài tập minh họa bài Bàn về phép học

Đề bài: Qua bài "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp em hãy phân tích về việc "Học đi đôi với hành".

1/ Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “học đi đôi với hành”.

- Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.

2/ Thân bài

a/ Giải thích học là gì? Hành là gì?

- Học là gì?

+ Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….

+ Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.

+ Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.

+ Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống,….

+ Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.

- Hành là gì?

- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.

- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

→ Tại sao học phải đi đôi với hành?

- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian

- Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao

b/ Lợi ích của “Học đi đôi với hành”

- Hiệu quả trong học tập.

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

- Học sẽ không bị nhàm chán.

c/ Phê phán lối học sai lầm

- Học chuộng hình thức.

- Học cầu danh lợi.

- Học theo xu hướng.

- Học vì ép buộc

d/ Nêu ý kiến của em về “Học đi đôi với hành”

- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn.

- Nêu cách học của mình.

- Thường xuyên vận dụng cách học này.

- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

e/ Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.

3/ Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của e về “Học đi đôi với hành”

- Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Bàn về phép học các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học được rút ra từ tác phẩm Bàn về phép học...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Bàn về phép học. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm