Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nói giảm nói tránh

Lý thuyết Ngữ văn 8: Nói giảm nói tránh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

a/ Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?

– Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

(Tố Hữu, Bác ơi)

– Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.

(Hồ Phương, Thư nhà)

- Các phần in đậm trong ba câu trích đều nói đến cái chết.

- Tôi sẽ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác”. (Hồ Chí Minh – Di chúc)

- Bác đã đi rồi sao Bác ơi. (Tố Hữu – Bác ơi)

- Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương – Thư nhà).

- Cách nói trên đây là để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn. Như vậy, nói giảm là phương tiện tu từ làm nhẹ đi, yếu đi một đặc trưng nào đó được nói đến.

b/ Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ hầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tác giả dùng từ ngữ “bầu sữa” trong câu văn để tránh nói những từ thô tục.

c/ So sánh hai cách nó sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.

– Con dạo này lười lắm.

– Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

Cách nói sau nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.

2/ Ghi nhớ bài Nói giảm nói tránh

-Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Nói giảm nói tránh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của nói giảm, nói tránh trong văn bản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Nói giảm nói tránh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm