Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tôi đi học

Tôi đi học là tác phẩm đầu tiên được học trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1. Lý thuyết Ngữ văn 8 bài Tôi đi học do VnDoc đăng tải sau đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững thông tin về văn bản Tôi đi học như bố cục nội dung, tóm tắt tác phẩm, dàn ý phân tích tác phẩm... Thông qua đó các em học sinh sẽ dễ dàng triển khai các đề văn liên quan tới văn bản Tôi đi học. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Tìm hiểu chung bài Tôi đi học

a/ Tác giả

- Thanh Tịnh (1911- 1988)

- Tên thật là: Trần Văn Ninh.

- Quê quán: Huế.

- Các tác phẩm: Hận chiến trường, quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm, những giọt nước biển.... → Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng.

- Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

b/ Tác phẩm

- “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến "tôi đi học": Khởi nguồn của nỗi nhớ

+ Phần 2: Tiếp theo đến "Trên ngọn núi": Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường

+ Phần 3: Tiếp theo đến "chút nào hết": Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và phải tời tay mẹ để vào lớp học

+ Phần 4: Còn lại: Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên

Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học

2. Đọc - hiểu văn bản Tôi đi học

a/ Khởi nguồn nỗi nhớ

- Thời điểm gợi nhớ: Cuối thu - ngày khai trường

- Quang cảnh:

+ Lá rụng nhiều, những đám mây bàng bạc

+ Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường

- Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã → những từ láy có tính biểu cảm cao diễn tả sâu sắc, cụ thể, độc đáo những cảm xúc trong sáng, nảy nở trong lòng

b/ Cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên

- Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường

+ Có sự thay đổi lớn trong lòng

+ Thấy mình lớn lớn, nhận thức nghiêm túc hơn

+ Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới

+ Muốn được chững chạc

- Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường

+ Cảm thấy mình bé nhỏ so với trường

+ Lo sợ, ngập ngừng và thầm mong được như học trò cũ

+ Khi xếp hàng: chơ vơ, muốn bước nhanh mà toàn thân cứ run, dềnh dàng chân co, chân duỗi

→ Những cảm xúc tự nhiên, rất đáng nhớ, đáng yêu

- Cảm giác và tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào bàn học đón tiết học đầu tiên

+ Cái gì cũng cảm giác lạ, hay thấy cái gì cũng thân thiết và gần gũi, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin → có sự thay đổi lớn trong tâm trí nhân vật

+ Hình ảnh gợi nhớ những ngày trẻ thơ chơi bơi hoàn toàn đã chấm dứt, bước sang một giai đoạn mới: làm người lớn → hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng

+ Hình ảnh "dòng chữ của thầy trên bảng" thể hiện niềm tự hào, gợi ra những cảm xúc đẹp, đáng nhớ về một thời niên thiếu: tôi đi học

→ những tình cảm, cảm xúc đáng nhớ, đáng trân trọng và lưu giữ trong tâm hồn mỗi người.

- Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em trong lần đầu tiên đi học

+ Phụ huynh: Chuẩn bị ân cần, chu đáo → lo lắng, hồi hộp cùng các em

+ Thầy giáo: vui vẻ, giàu tình yêu thương

+ Ông Đốc: từ tốn, bao dung

→ Quan tâm, chăm sóc chu đáo cho những học trò bé bỏng ⇒ đem đến sự ấm áp, giúp các em tự tin, vững vàng hơn

* Tổng kết

Nội dung: Những rung động tinh tế, những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên

Nghệ thuật

- Hình ảnh so sánh giàu gợi cảm

- Truyện bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian

- So sánh kết hợp hài hòa giữa kể và tả, với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc

3. Tóm tắt văn bản Tôi đi học

Văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh kể về những kỉ niệm ngày đầu tiên tới lớp của tác giả. Cứ vào cuối thu, nhà văn lại nhớ lại những kỉ niệm khi mình còn ngạc nhiên, bỡ ngỡ lúc được mẹ dắt tay tới trường. Con đường tới trường của nhân vật tôi bỗng nhiên sao lạ lùng quá! Nó khác hẳn với mọi ngày, sáng mùa thu lá rụng nhiều cùng với tiết trời se lạnh và trên trời không còn những đám mây màu bạc. Nhân vật tôi với cảm xúc e dè, lạ lẫm được mẹ dắt tay tới trường. Trong tác giả lúc này có nhiều suy nghĩ và thay đổi, Tác giả thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn khi mặc bộ quần áo mới. Không những vậy, nhân vật tôi còn nghĩ rằng chỉ có những người thành thạo mới cầm nổi bút thước. Tất cả những suy nghĩ đều rất non nớt. Khi ông đốc cất giọng lên, chú bé cảm thấy vô cùng ấm áp và bắt đầu viết những dòng chữ mà thầy giáo ghi trên bảng viết: “Tôi đi học”.

Tham khảo thêm các mẫu tóm tắt khác tại đây: Tóm tắt Tôi đi học

4. Dàn ý phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thanh Tịnh, truyện ngắn tôi đi học và dẫn dắt vào nhân vật tôi.

2. Thân bài

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên.

Thời gian: cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường → nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. (Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp).

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên: Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, thấy mình đã là người lớn.

Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia.

Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn.

→ Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

3. Kết bài

Khái quát lại dòng cảm xúc của nhân vật, đồng thời rút ra nhận xét của bản thân.

Tham khảo thêm: Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

5. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong Tôi đi học của Thanh Tịnh

1/ Mở bài:

Giới thiệu vấn đề (“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường…”.Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn đầy ắp trong tâm trí ta những nét thơ ngây đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp.)

2/ Thân bài:

- Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nhân vật “tôi”.

- Phân tích dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” và phát biểu cảm nghĩ:

+ Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học.

+ Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều

+ Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp.

+ Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng.

+ Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng.

- Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm.

- Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện.

3/ Kết bài:

Nêu cảm nhận (Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.)

Xem thêm: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học

6. Trắc nghiệm Tôi đi học

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 8: Tôi đi học. Thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm vững hơn các kiến thức về văn bản Tôi đi học như hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm Tôi đi học.... Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt Văn 8 hơn.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm