Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Từ ngữ địa phương

Quan sát các từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

Ngữ liệu: SGK trang 56

- Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?

- Bắp, bẹ là từ địa phương

- Bắp, bẹ, ngô trong ba từ này từ ngô là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

2/ Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

Ngữ liệu a SGK trang 57.

- Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào của nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?

- Trong đoạn này tác giả dùng là mẹ khi tự nói với lòng mình, cách gọi theo cách phổ biến chung, dùng là mợ khi nói với người cô, cách thường gọi trong gia đình.

- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi cha mẹ là cậu mợ.

Ngữ liệu b SGK trang 57.

- Các từ ngỗng, trúng tủ có ý nghĩa gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?

- Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp, trúng tủ có nghĩa là đề thi ra đúng bài mà mình đã học rất thuộc, rất kĩ.

- Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng các từ này.

3/ Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Câu 1: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

- Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được, dùng phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Câu 2: Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

- Trong thơ văn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là để làm tăng hiệu quả biểu đạt

4/ Bài tập minh họa bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 

Đề bài: Đọc bài thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tặng vợ và cho biết đâu là các từ ngữ địa phương trong bài thơ?

Cái gầu thì bảo cái đài

Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi

Chộ tức là thấy em ơi

Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em

Thích chi thì bảo là sèm

Nghe ai bảo đọi thì em bát vào

Cá quả gọi là cá tràu

Vo trốc là bảo gội đầu đấy em....

Nghe em giọng Bắc êm êm

Bà con hàng xóm đến xem chật nhà

Răng chưa sang nhởi nhà choa

Bà o đã nhốt con ga trong truồng

Em cười bối rối mà thương

Thương em một lại trăm đường thương quê

Gió lào thổi rạc bờ tre

Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em

(Báo Văn nghệ, số 28/2006)

Gợi ý làm bài

Các từ ngữ địa phương trong bài thơ: đài, cươi, chộ, trụng, chi, sèm, đọi, cá tràu, vo trốc, răng, nhởi, choa, o, gà, truồng

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm của từ ngữ địa phương và cách biệt ngữ xã hội...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm