Nước Đại Việt ta

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Nước Đại Việt ta được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

I. Tìm hiểu chung bài Nước Đại Việt ta

1. Khái quát chung về tác giả Nguyễn Trãi

a. Tiểu sử tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) một nhà nho nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ (ngang Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hóa, văn học.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cùng cha làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 14074, giặc Minh cướp nước, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi khắc sâu lời dạy của cha, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh ông tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa.

Cuối năm 1427 đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên do mâu thuẫn nội bộ triều đình, ông bị bắt giam và không còn được tin tưởng như trước, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn ở Côn Sơn.

Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị oan án Lệ Chi viên và bị tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan.

Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

b. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị.

Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

2. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo

- Thể loại cáo Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.

- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, được viết theo thể văn tứ lục".

c/ Bố cục

Bài cáo được chia làm 3 phần

- Phần 1: 2 câu đầu khẳng định nguyên lí nhân nghĩa

- Phần 2: 8 câu tiếp Chân lí độc lập

- Phần 3: Còn lại thực tiễn lịch sử

II. Đọc - hiểu văn bản Nước Đại Việt ta

1. Nguyên lí nhân nghĩa

- Quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

+ Yên dân: giúp cho dân có cuộc sống yên ổn.

+ Trừ bạo: diệt trừ giặc Minh xâm lược.

→ Nhân nghĩa là yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt

- Có nền văn hiến lâu đời. "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu".

- Có lãnh thổ riêng "Núi sông bờ cõi đã chia".

- Có phong tục riêng "Phong tục Bắc Nam cũng khác".

- Có lịch sử riêng "Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương".

- Vốn, đã lâu, đã chia,..: tính chất hiển nhiên, sẵn có của nước Đại Việt. Nền độc lập dân tộc được khẳng định với nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ và chủ quyền rõ ràng.

- So sánh nước Đại Việt bằng với kẻ thù: Quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc đó là điều đáng tự hào của dân tộc ta với các dân tộc khác đặc biệt là với triều đại phong kiến phương Bắc.

→ Khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

3. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc

Làm kẻ thù phải thất bại thảm hại.

Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã bị giết, người bị bắt.

Tác giả lấy "chứng cớ còn ghi" để minh chứng cho sức mạnh chính, nghĩa, lòng tự hào dân tộc.

→ Hậu quả của những kẻ xâm lược phi nghĩa làm trái mệnh trời.

* Tổng kết

Nội dung

Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi, về tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.

Nghệ thuật

- Viết theo thể văn biền ngẫu.

- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hòa.

III. Bài tập minh họa bài Nước Đại Việt ta

Phân tích bài thơ Nước Đại Việt ta

1/ Mở bài

- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Trãi.

- Vài nét về tác phẩm Bình Ngô đại cáo và đoạn trích Nước Đại Việt.

- Bình Ngô đại cáo khẳng định sức mạnh nhân nghĩa, nhân dân Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân "cuồng Minh", ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở "bình Ngô", tuyên bố đất nước Đại Việt bước vào kỉ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững muôn thuở.

2/ Thân bài

- Đại Việt là một đất nước có truyền thống nhân nghĩa cao đẹp.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, đem "quân điếu phạt để tiêu diệt quân cường bạo, vì độc lập của nước, vì sự yên vui hạnh phúc của nhân dân.

- Nguồn gốc của nhân nghĩa Đại Việt là nền văn hiến lâu đời. Đâu phải "Nam man" là "man di mọi rợ" như bọn hoàng đế phương Bắc thường láo xược phán truyền. Trái lại, Đại Việt là một quốc gia "vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Nền văn hiến ấy hợp thành bởi các nhân tố:

-Có núi sông bờ cõi "đã chia", đã " định phận tại Thiên thư.

- Có thuần phong mỹ tục.

- Có nền độc lập vững bền: "Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập", "hùng cứ một phương".

- Lắm nhân tài hào kiệt.

- Có truyền thống anh hùng chống ngoại xâm, có những trang sử vàng chói lọi từng làm cho "Lưu Cung thất bại", "Triệu Tiết tiêu vong", "bắt sống Toa Đô", "giết tươi Ô Mã".

- "Bình Ngô đại cáo" là bản cáo trạng đanh thép, đầy căm thù tội ác quân "cuồng Minh". Tác giả đứng trên quan điểm nhân nghĩa mà lên án quân xâm lược.

+ Giặc Minh tàn sát dã man nhân dân ta.

+ Tàn phá môi trường môi sinh, bóc lột vơ vét thậm tệ.

+ Bắt dân ta xuống bể mò ngọc trai, lên rừng bẫy hươu nai... gây ra bao thảm cảnh. Bọn thái thú, bọn tướng tá Thiên triều như một lũ quỷ khát máu vô cùng ghê tởm.

+ Tội ác của giặc Minh chồng chất như núi, đầy mưu mô xảo quyệt "dối trời, lừa dân... gây binh, kết oán". Một cách nói thậm xưng đầy căm thù, ám ảnh.

- Nguồn sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt

+ Lãnh tụ nghĩa quân là một anh hùng xuất chúng.

+ Sức mạnh của lòng căm thù giặc và tinh thần đại đoàn kết dân tộc để chiến thắng quân xâm lược.

3/ Kết bài: Bình Ngô đại cáo vừa là một bản tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh vừa là lời tuyên ngôn độc lập, hòa bình. Đồng thời là áng "thiên cổ hùng văn" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Nước Đại Việt ta các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật qua tác phẩm Nước Đại Việt ta...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Nước Đại Việt ta. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
4 7.940
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm