Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quê hương

Lý thuyết Ngữ văn 8 bài Quê hương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh nắm được những thông tin cơ bản về bài thơ Quê hương của Tế Hanh như thông tin tác giả, tác phẩm, bố cục bài thơ và một số đề văn minh họa liên quan tới tác phẩm. Tài liệu giúp các em củng cố kiến thức được học, từ đó học tốt môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1. Khái quát chung về tác phẩm Quê hương

a/ Tác giả

- Tên khai sinh là Trần Tế Hanh (1921 - 2009).

- Quê quán: Sinh tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.

- Cuộc đời:

+ Từ năm 1940 - 1945: Ông có mặt trong phong trào Thơ mới.

+ Sau năm 1945 ông bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến.

+ Ông là nhà thơ tiêu biểu với phong cách thơ hồn hậu, trong sáng.

+ Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Các tác phẩm chính: Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963),...

b/ Tác phẩm

Quê hương được in trong tập Nghẹn ngào (1939), sau in lại ở tập Hoa niên(1945), xuất bản năm 1945.

c/ Bố cục

Bài thơ được chia làm 4 phần

- Phần 1: Hai câu thơ đầu: Giới thiệu chung về "làng tôi".

- Phần 2: Sáu câu tiếp: Cảnh đi thuyền ra khơi.

- Phần 3: Tám câu tiếp: Cảnh đi thuyền chở về bến.

- Phần 4: Khổ cuối: Tình cảm của tác giả đối với làng chài.

d/ Thể thơ: Thể thơ tám chữ, hiện đại.

2. Đọc - hiểu văn bản Quê hương

a/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá

- Hai câu đầu: Tác giả giới thiệu về quê hương thật hồn nhiên và giản dị

+ Nghề: Đánh cá

+ Vị trí địa lí: Gần sông nước.

→ Toát lên tình cảm trong trẻo, thiết tha, đằm thắm bằng lời thơ bình dị.

- Cảnh trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

+ Không gian: Vào một buổi sớm, gió nhẹ, trời trong → thời tiết tốt, thuận lợi.

+ Chiếc thuyền: Hăng như tuấn mã → Ca ngợi vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi lướt ra khơi.

+ Cánh buồm: Giương như mảnh hồn làng → Con thuyền như mang linh hồn, sự sống của làng chài.

b/ Cảnh thuyền cá về bến

- Không khí: ồn ào, tấp nập, đông vui.

- Hình ảnh: cá đầy ghe, cá tươi ngon.

- Lời cảm tạ chân thành trời đất.

→ Bức tranh sinh động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Khắp thân hình nồng thở vị xa xăm"

- Hình ảnh người dân chài mang vẻ đẹp và sức sống nồng nhiệt của biển cả, vẻ đẹp lãng mạn.

- Hình ảnh chiếc thuyền: nằm im bến mỏi trở về nằm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

→ Con thuyền như một cơ thể sống, như một phần sự sống lao động ở làng chài, gắn bó mật thiết với con người nơi đây.

c/ Nỗi nhớ quê hương của tác giả

- Những hình ảnh

+ Biển

+ Cá

+ Cánh buồm

+ Thuyền

+ Mùi biển

→ Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị, tự nhiên như thốt ra từ trái tim.

- Mùi nồng mặn: Vừa nồng nàn, nồng hậu lại mặn mà, đằm thắm.

⇒ Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động của sự sống, một tình yêu gắn bó, thuỷ chung. Đó cũng là hương vị làng chài, là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương được tác giả cảm nhận bằng tâm tình trung hiếu của người con xa quê.

* Tổng kết

Nội dung

- Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển.Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động chài lưới.

- Cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Nghệ thuật

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.

3. Bài tập minh họa bài Quê hương

Đề 1: Hình ảnh người dân làng chài qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh

I. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu, dẫn dắt hình ảnh trung tâm của bài: người dân chài.

II. Thân bài

1. Hình ảnh người dân chài lưới

a. Người dân chài hiện lên trong cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

- Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => gợi niềm tin, hi vọng

- Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ”

⇒ Người dân chài đi đánh cá trong buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi

- Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển

- “Cánh buồn như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương

- Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động

⇒ Nghệ thuật ẩn dụ: cánh buồm chính là linh hồn của làng chài

⇒ Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống

b. Người dân chài trong cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

- Không khí trở về:

+ Trên biển ồn ào

+ Dân làng tấp nập

⇒ Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá

⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm

- Hình ảnh người dân chài:

+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài

- Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm

⇒ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm

2. Tình cảm của tác giả dành cho quê hương và người người dân quê mình

- Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét:

+ Màu xanh của nước

+ Màu bạc của cá

+ Màu vôi của cánh buồm

+ Hình ảnh con thuyền

+ Mùi mặn mòi của biển

⇒ Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng

⇒ Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Bài học về lòng yêu quê hương, đất nước

Đề 2: Cảm nhận của em về bức tranh làng quê qua bài thơ Quê Hương

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương.

2. Thân bài

a. Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới vô cùng giản dị và thân thương.

Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông

→ Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể.

b. Bức tranh lao động của làng chài

• Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng. Không gian: trời xanh, gió nhẹ.

→ Hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi.

Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển.

“Cánh buồn như mảnh hồn làng”: cảnh buồm như linh hồ của người dân làng chài đang phơi phới đầy niềm tin yêu và hi vọng.

“rướn thân trắng”: khao khát mãnh liệt sánh ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ.

→ Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống.

• Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

Không khí trở về: ồn ào, tấp nập → tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá → Lòng biết ơn đối với biển cả.

Hình ảnh người dân chài: “Da ngăm rám nắng, nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài.

Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác → Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người.

→ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm.

c. Nỗi nhớ quê hương da diết

Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét: Màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu vôi của cánh buồm, hình ảnh con thuyền, mùi mặn mòi của biển.

→ Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Đề 3: Phân tích bài Quê hương của Tế Hanh

1/ Mở bài

- Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh Tế Hanh là một nhà thơ của phong trào "Thơ mới", thơ Tế Hanh là một hồn thơ chân thật, trẻ trung khỏe khoắn.

- "Quê hương" là một đề tài in đậm chất thơ của ông.

2/ Thân bài

- Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương

+ Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian.

+ Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.

- Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới.

+ Cảnh dân "trai tráng bơi thuyền đi đánh cá" trong "sớm mai hồng". Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.

+ Cảnh dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về. Một bức tranh náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui từ những chiếc ghe đầy cá tươi ngon, sự cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên.

+ Miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi.

→ Các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường. Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh.

- Tình yêu được thể hiện trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách:

+ Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị, cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá".

+ Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hằng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.

- Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp và bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vóc bất ngờ. Từ đó tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn.

3/ Kết bài

- Đây là tình cảm thiết tha gắn bó của tác giả với quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.

- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén nỗi nhớ quê hương.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Quê hương mà VnDoc đã cung cấp ở trên, các bạn học sinh có thể nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo và nội dung bài thơ Quê hương do Tế Hanh sáng tác...

Ngoài Lý thuyết Ngữ văn 8: Quê hương, các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm