Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trợ từ, thán từ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Trợ từ, thán từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Trợ từ

Câu 1: Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

- Nó ăn hai bát cơm

+ Thông báo khách quan (thông tin sự kiện)

- Nó ăn những hai bát cơm

+ Thêm từ những, ngoài thông báo khách quan còn thêm thông tin bộc lộ, nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều hơn mức bình thường

- Nó ăn có hai bát cơm

+ Thêm từ có, ngoài thông báo khách quan còn nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít hơn mức bình thường.

- Có sự khác nhau đó là vì:

+ Cả 3 câu đều có thông tin sự kiện

+ Câu 2 và câu 3 có thêm thông tin bộc lộ (bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu …)

Câu 2: Các từ những và có trong các câu ở mục 1 đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc

- Các từ những đi kèm với những từ ngữ sau nó để bày tỏ thái độ đánh giá đối với sự việc được nói đến .

- Những hàm ý hơi nhiều (so với bình thường)

- Có hàm ý hơi ít (so với bình thường)

* Nhận xét: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

2/ Thán từ

Câu 1: Các từ này, avâng trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?

- Ngữ liệu a SGK trang 69.

+ Này là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại (còn gọi là hô ngữ )

+ A là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.

- Ngữ liệu b SGK trang 69

+ Từ vâng là tiếng đáp lại lời người khác biểu thị thái độ lễ phép.

Câu 2: Nhận xét về cách dùng các từ này, a, và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

  1. Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập
  2. Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập
  3. Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu
  4. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu

- Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập (a).

- Các từ ấy có thế dùng với các từ khác làm thành bộ phận của câu và thường đứng đầu câu (b, c).

* Nhận xét:

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.

- Thán từ gồm hai loại chính: Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc; thán từ gọi đáp.

3/ Bài tập minh họa bài Trợ từ, thán từ

Đề bài: Giải tích nghĩa của các trợ từ in đậm trong các câu sau

a. “Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Mặc dù non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhẵn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.”

(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)

b. “Hai đưa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu, cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc?”

(Nam Cao - Lão Hạc)

c. “Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi, ông giáo ạ!"

(Nam Cao - Lão Hạc)

d. “Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười”

(Tản Đà - Muốn làm thằng Cuội)

Gợi ý làm bài

a. “Lấy”: Nhấn mạnh vào khả năng tối thiểu theo yêu cầu của người khác

b. “Nguyên” nhấn mạnh vào sự trọn vẹn của riêng một phần nào đó.

c -“Đến”: nhấn mạnh về một sự việc mà người khác không muốn.

“Cả”: Nhấn mạnh khẳng định sự việc mang tính bất thường.

d. “Cứ”: Nhấn mạnh khẳng định một sự việc cứ lặp đi lặp lại liên tục, không phụ thuộc vào yếu tố nào khác.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Trợ từ, thán từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của trợ từ, thán từ....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Trợ từ, thán từ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm