Ôn tập về văn bản thuyết minh

Lý thuyết Ngữ văn 8: Ôn tập về văn bản thuyết minh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

A. Kiến thức cơ bản bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

1. Tác dụng của văn bản thuyết minh: nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội.

2. Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:

VB Thuyết minhVB tự sựVB miêu tảVB biểu cảmVB nghị luận
Đặc điểm (tính chất)Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tựTái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vậtBiểu đạt tình cảm, cảm xúc của con ngườiTrình bày ý kiến, luận điểm.

3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải:

- Quan sát, tìm hiểu, tích lũy tri thức về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

- Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

4. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ:

Người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại

B. Cách làm văn thuyết minh

1.Thuyết minh một đồ dùng

a. Mở bài: Giới thiệu đồ dùng một cách chung nhất.

b. Thân bài:

- Giới thiệu về nguồn gốc của đồ dùng

- Đồ dùng đó gồm những loại nào

- Cấu tạo: hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc…

- Công dụng

- Cách sử dụng

- Cách bảo quản

c. Kết bài: Giá trị của đồ dùng đối với cuộc sống.

2. Thuyết minh về cách làm

+ Nguyên liệu

+ Cách làm

+ Yêu cầu về thành phẩm

3. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh

Thân bài:

+ Nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành nên danh lam thắng cảnh đó

+ Kết cấu, kiến trúc của danh lam thắng cảnh đó bao gồm những điều gì (cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong)

+ Có thể kể một vài câu chuyện lịch sử ngắn, một vị anh hùng dân tộc gắn liền với danh lam thắng cảnh đó

+ Ý nghĩa, giá trị lịch sử của địa danh đó

+ Nhà nước, địa phương đã có những biện pháp nào để trùng tu, tôn tạo và phát triển nó

Kết bài: Cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh đó

C. Bài tập củng cố bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

Đề bài: Lập dàn ý thuyết minh về một giống vật nuôi hoặc một đồ dùng mà em yêu thích

Hướng dẫn làm bài

I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc phích nước

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc của phích nước:

- Phích nước được nhà vật lý học Sir James Dewar phát minh vào năm 1892

- Đây là sản phẩm dược cải tiến nhờ thùng chức nhiệt của Newton

- Vào năm 1904, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức

- Hiện nay phích nước có nhiều loại và kiểu dáng, mẫu mã khác nhau

2. Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

3. Cấu tạo:

- Vỏ của phích nước được làm bằng sắt hoặc làm bằng nhựa có những trang trí đẹp mắt.

- Nắp làm bằng nhôm hoặc bằng nhựa.

- Nút để đậy thường bằng bấc hoặc bằng nhựa.

- Ruột bình làm bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ của nước luôn nóng.

4. Sử dụng:

- Ruột bình là bộ phận quan trọng nhất. Vì thế, khi mua bình thủy ta nên mang nó ra ngoài ánh sáng để quan sát. Nhìn suốt từ trên miệng xuống dưới đáy bình, ta có thể thấy những đốm sáng màu tím ở chỗ van hút khí. Nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí càng tốt và như vậy, sẽ giữ nhiệt được lâu hơn.

- Phích nước mới mua về không nên đổ nước nóng vào ngay vì ruột bình thủy đang lạnh mà gặp nóng đột ngột rất dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng từ 50_ 60 độ C vào trước 30 phút rồi sau đó mới rót nước nóng vào.

5. Bảo quản:

- Khi bình đã dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện các vết cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong bình một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy sạch hết.

- Nếu ta muốn bình giữ được nước sôi lâu hơn, khi đổ nước vào bình, ta chớ rót thật đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút bình vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên, nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ bình nhờ môi giới của nước.. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

III. Kết bài: Tác dụng của phích nước.

Phích nước là một vật dụng rất cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày.

Với nội dung bài Ôn tập về văn bản thuyết minh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về tác dụng của văn bản thuyết minh, sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 8: Ôn tập về văn bản thuyết minh cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 717
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm