Chữa lỗi diễn đạt
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Chữa lỗi diễn đạt được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm lý thuyết và bài tập vận dụng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.
Bài: Chữa lỗi diễn đạt
A. Kiến thức cơ bản bài Chữa lỗi diễn đạt
- Lỗi diễn đạt là lỗi sử dụng ngôn ngữ, tư duy của người nói
- Lo-gic là trật tự chặt chẽ tất yếu giữa các hiện tượng lập luận, giữa các thành phần câu, các từ ngữ trong câu.
B. Phân tích một số ví dụ về lỗi diễn đạt liên quan tới lô-gic
a. Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác
⇒ A, B không cùng loại; B không phải là từ có phạm vi nghĩa rộng hơn từ ngữ A
Sửa lại: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
Kết luận: Khi viết câu có kiểu kết hợp "A và B khác" thì A và B phải cùng loại trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp.
b. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công
⇒ A, B không cùng loại; A không phải là từ có phạm vi nghĩa rộng hơn từ ngữ B
Sửa lại: Trong thanh niên núi chung và trong sinh viên núi riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công
Kết luận: Khi viết câu có kiểu kết hợp A nói chung và B nói riêng thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B
c. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.
⇒ C (Ngô Tất Tố) – tên tác giả không cùng trường từ vựng với A (Lão Hạc), B (Bước đường cùng) – tên tác phẩm
Sửa lại: Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.
Kết luận: Khi viết câu có kiểu kết hợp A, B và C (các yếu tố có quan hệ đẳng lập) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng 1 trường từ vựng, biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù.
d. Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ?
A (trí thức)-giai cấp bao hàm B (bác sĩ) – nghề nghiệp
Sửa lại: Em muốn trở thành một người trí thức hay một thủy thủ?
Kết luận: Khi viết kiểu câu hỏi lựa chọn A hay B thì A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A
e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
A (nghệ thuật) bao hàm B (ngôn từ)
Sửa lại: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
Kết luận: Khi viết câu có kiểu kết hợp không chỉ A mà còn B thì A và B không có quan hệ nghĩa rộng- hẹp với nhau
g. Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô.
A (cao gầy) – hình dáng không đối lập đặc trưng với B (áo ca rô) –Trang phục
Sửa lại: Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn và mập
Kết luận: Khi miêu tả các dấu hiệu đặc trưng phải được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, đối lập nhau trong phạm vi một phạm trù.
h. Chị Dậu rất cần cù và chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
A (cần cù và chịu khó) không có mối quan hệ nhân quả “nên” với B (yêu thương chồng con).
Chị Dậu rất cần cù ,chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
k. Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa làm giảm tuổi thọ của con người
A (hại cho sức khỏe) cùng một phạm trù với B (giảm tuổi thọ)
Sửa lại: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa tốn kém về tiền bạc.
Kết luận: Khi dùng cặp quan hệ từ vừa A - vừa B thì A, B phải được biểu thị bằng những từ ngữ không cùng một phạm trù, không bao hàm nhau.
C. Bài tập củng cố bài Chữa lỗi diễn đạt
Phát hiện lỗi diễn đạt và sửa cho đúng:
a. Gần trưa, đường phố tấp nập, xe cộ ngược xuôi càng ngày càng thưa dần.
b. Các bạn ấy rất yêu văn nghệ và cả đi dã ngoại nữa.
c. Anh bộ đội bị thương hai lần: Một lần ở cánh tay, một lần ở Điện Biên Phủ
d. Em thích mua xe hay xe đạp?
e. Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào nó cũng đi học muộn.
f. Trong việc học tập nói chung và lao động nói riêng, bạn Nam đều rất gương mẫu.
h. Trời đã bắt đầu tối nên em nhìn rõ bạn Hoa đang vẫy em ở đầu phố.
Hướng dẫn làm bài
a. Lỗi: Dùng từ "tấp nập" không phù hợp với nội dung của câu.
Chữa: Gần trưa, đường phố vắng vẻ, xe cộ ngược xuôi càng ngày càng thưa dần.
b. Lỗi: văn nghệ và dã ngoại không thuộc cùng một trường từ vựng, không biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù.
Chữa: Các bạn ấy rất yêu văn nghệ và cả thể thao nữa.
c. Cánh tay và Điện Biên Phủ không phù hợp
Sửa lại: Anh bộ đội bị thương hai lần: Một lần ở cánh tay, một lần ở chân trái
Anh bộ đội bị thương hai lần: Một lần ở Hà Nội, một lần ở Điện Biên Phủ
d. Em thích mua xe hay xe đạp?
Lỗi vì xe bao hàm xe đạp
Chữa: Em thích mua xe máy hay xe đạp?
e. Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào nó cũng đi học muộn.
Lỗi: dùng sai quan hệ từ
Vì nhà rất xa trường nên hôm nào nó cũng đi học muộn.
f. Trong việc học tập nói chung và lao động nói riêng, bạn Nam đều rất gương mẫu.
Lỗi: Học tập và lao động không có quan hệ chung – riêng
Sửa: Trong việc học tập và lao động, bạn Nam đều rất gương mẫu.
h. Trời đã bắt đầu tối nên em nhìn rõ bạn Hoa đang vẫy em ở đầu phố.
Lỗi: Sai quan hệ từ
Mặc dù trời đã bắt đầu tối nhưng em vẫn nhìn rõ bạn Hoa đang vẫy em ở đầu phố.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 8: Chữa lỗi diễn đạt cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.