Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu nghi vấn (tiếp theo)

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Câu nghi vấn (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Những chức năng khác bài Câu nghi vấn

Đọc những đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

a)

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cứ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Hồn ở đâu bây giờ? (đoạn a)

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (đoạn b)

- Có biết không? Lính đâu? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? (đoạn c)

- Cả đoạn trích d là một câu nghi vấn.

- Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên không dùng để hỏi. Câu nghi vấn

+ Ở đoạn a: biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

+ Ở đoạn b: biểu lộ sự đe dọa.

+ Ở đoạn c: 4 câu đều dùng để đe dọa

+ Ở đoạn d: dùng để khẳng định

+ Ở đoạn e: 2 câu đều thể hiện cảm xúc (ngạc nhiên).

Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

- Không phải tất cả các câu nghi vấn bao giờ cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ hai ở đoạn e kết thúc bằng dấu chấm than.

2/ Ghi nhớ bài Câu nghi vấn

- Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng gián tiếp sau đây:

+ Diễn đạt hành động khẳng định.

+ Diễn đạt hành động cầu khiến.

+ Diễn đạt hành động phủ định.

+ Diễn đạt hành động đe dọa.

+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số những trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Câu nghi vấn (tiếp theo) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của câu nghi vấn trong các đoạn văn và văn bản thường dùng...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Câu nghi vấn (tiếp theo). Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm