Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tình thái từ

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Tình thái từ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Chức năng của tình thái từ

Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

- Ngữ liệu a SGK trang 80

- Ngữ liệu b SGK trang 80

- Ngữ liệu c SGK trang 80

- Ngữ liệu d SGK trang 80

Câu hỏi

Câu 1: Trong các ví dụ (a), (b) và (c), nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?

- Trong các ví dụ (a), (b) và (c), nếu bỏ các từ in đậm thì câu có sự thay đổi:

+ Câu a. Nếu lược bỏ từ “à” thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.

+ Câu b. Nếu lược bỏ từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.

+ Câu c. Nếu không có từ “thay” thì không thể cấu tạo được câu cảm thán.

+ Câu d. Từ “ạ” giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.

Câu 2: Ở ví dụ (d), từ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?

Ở ví dụ (d), từ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép.

→ Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói

- Một số loại của tình thái từ:

+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng.....

+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,.....

+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,...

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,...

2/ Sử dụng tình thái từ

Các tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…) khác nhau như thế nào?

Ngữ liệu SGK trang 81

- Các tình thái từ in đậm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau:

+ Bạn chưa về à? (Hỏi, thân mật, bằng vai).

+ Thầy mệt ạ? (Hỏi, lễ phép, người dưới hỏi ).

+ Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật ).

+ Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến, lễ phép).

→ Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,....)

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Tình thái từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của tình thái từ trong các văn bản thường dùng...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Tình thái từ. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm