Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020-2021

Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 được biên soạn nhằm giúp các em HS ôn luyện, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho bài thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020-2021

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 4 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 4.

Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 3 gồm phần đề thi đủ các kĩ năng đọc hiểu, viết chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn bám sát chương trình học (có chèn sẵn ô li để làm bài trực tiếp), cùng phần đáp án hướng dẫn chi tiết.

Tham khảo:

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020-2021

ĐỀ 1:

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

1. Đọc thành tiếng

Đất nước

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đối
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong tiếng nói cười thiết tha.

Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa…

(theo Nguyễn Đình Thi)

2. Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

a. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ năm chữ

b. Bài thơ trên có sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 2

B. 3

C. 4

c. Bài thơ muốn nói với em điều gì?

A. Lòng tự hào lịch sử nghìn năm oai hùng của dân tộc

B. Niềm vui sướng khi nắm quyền làm chủ đất nước cùng sự tự hào về vẻ đẹp giàu mạnh của dân tộc

C. Niềm hạnh phúc, vui sướng khi được đón chào mùa thu về

d. Cụm từ “của chúng ta” được lặp lại liên tiếp hai lần nhằm thể hiện điều gì?

A. Thể hiện niềm vui khi đón chào mùa thu

B. Thể hiện sự tự hào trước vẻ đẹp của đất nước

C. Thể hiện quyền làm chủ đất nước Việt Nam của người dân Việt Nam

3. Trả lời câu hỏi

Em hãy tìm hình ảnh nhân hóa có trong bài thơ trên. Và cho biết hình ảnh đó đã được nhân hóa bằng cách nào.

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

PHẦN 2. VIẾT

1. Chính tả: Nghe - viết:

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

2. Tập làm văn

Em hãy lập dàn ý chi tiết cho đề văn: Tả một loại hoa mà em yêu thích.

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

ĐỀ 2:

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

1. Đọc thành tiếng

Phong cảnh đền Hùng

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái, đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn, tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

(theo Đào Minh Tuấn)

2. Trả lời câu hỏi

a. Theo em, đền Hùng là nơi nào?

A. Đền Hùng là nơi thờ các vua nhà Nguyễn

B. Đền Hùng là nơi thờ các các vua Hùng

C. Đền Hùng là nơi thờ các vua nhà Lê

b. Các lăng của vua Hùng nằm ở đâu?

A. Kề bên đền Hạ, ẩn trong rừng cây xanh

B. Kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh

C. Kề bên đền Trung, ẩn trong rừng cây xanh

c. Câu văn “Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao” giúp em liên tưởng đến truyền thuyết gì?

A. Con Rồng cháu Tiên

B. Thánh Gióng

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

d. Câu văn “Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn, tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Không sử dụng

e. Bài đọc có sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 6 từ láy

B. 7 từ láy

C. 8 từ láy

f. Câu “Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh” thuộc loại câu nào mà em đã học?

A. Câu hỏi

B. Câu kể

C. Câu khiến

g. Bài đọc có bao nhiêu danh từ riêng chỉ địa danh?

A. 5

B. 6

C. 7

PHẦN 2. VIẾT

1. Chính tả: Nghe - viết:

Chú đi tuần

Chú đi qua cổng trường
Các cháu miền Nam yêu mến.
Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến
Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
Cửa đóng che kín gió, ấm áp dưới mền bông
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!

(theo Trần Ngọc)

2. Tập làm văn

Em hãy tả lại một luống rau mà em đã từng được xem, được tham quan.

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

ĐỀ 3:

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

1. Đọc thành tiếng

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa. Hai bên là đường ô tô và hành lang ngoài cùng là tuyến dành cho người đi bộ. Nhưng kích thước ấy chỉ hợp với thời kì mà phương tiện đi lại còn ít, chủ yếu là các loại xe thô sơ. Những năm tháng hoà bình trước đây, cầu Long Biên từng được đưa vào sách giáo khoa. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ đã được bao thế hệ học thuộc lòng. Dù chưa đến lớp nhưng nghe các anh, các chị đọc, những câu thơ ấy đã nằm sâu trong trí óc tôi:

Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…

(theo Thúy Lan)

2. Trả lời câu hỏi

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

a. Cầu Long Biên nằm ở địa phận tỉnh/thành phố nào?

A. Hà Nội

B. Hồ Chí Minh

C. Đà Nẵng

b. Cầu Long biên gồm ba phần đường, đó là:

A. Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không

B. Đường sắt, đường ô tô, đường dành cho người đi bộ

C. Đường sắt, đường ô tô, đường thủy

c. Kích thước của cầu Long Biên phù hợp với thời kì nào?

A. Thời kì phương tiện đi lại bắt đầu nhiều, chủ yếu là các loại xe chuyên dụng

B. Thời kì phương tiện đi lại chưa có, chủ yếu là người đi bộ

C. Thời kì phương tiện đi lại còn ít, chủ yếu là các loại xe thô sơ

d. Câu “Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ đã được bao thế hệ học thuộc lòng” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Không sử dụng

e. Từ “nằm sâu” trong câu Dù chưa đến lớp nhưng nghe các anh, các chị đọc, những câu thơ ấy đã nằm sâu trong trí óc tôi, có thể thay thế bằng từ nào sau đây:

A. Mờ nhạt

B. In dấu

C. Khắc sâu

PHẦN 2. VIẾT

1. Chính tả: Nghe - viết:

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, béo mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ kên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

2. Tập làm văn

Em hãy tả lại một loại cây ăn quả mà em yêu thích.

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

….…………………………………….….…………………………………….….…………………………

Để xem trọn bộ đáp án chi tiết của đề thi, mời bạn tải tài liệu về máy

--------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài tài liệu Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 trên, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm nhiều đề thi giữa kì 1 lớp 4, đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi giữa kì 2 lớp 4đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 4

    Xem thêm