Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2017 - 2018
Bộ đề ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 12
Năm học: 2017 – 2018
Thời gian làm bài: 120 phút
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
( Trích Tự sự - Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2 . Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Nêu biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất. Phân tích tác
dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 4. Từ văn bản trên, anh/ chị rút ra được thông điệp gì có ý nhĩa nhất?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn NLXL (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề được
gợi ra qua hai câu thơ:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở hình tượng Người lái đò trong
đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” (trích tùy bút “Sông Đà”) – Nguyễn Tuân
--------Hết--------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 12
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh đếm ý, cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên yêu cầu cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
- Sau khi cộng điểm toàn bài làm tròn đến 1,0 điểm theo quy định của nhà trường (lẻ
0,25 làm tròn lên 0,5; còn 0,5 và 0,75 làm tròn lên 1,0)
Câu Yêu cầu Điểm
I.
ĐỌC
HIỂU
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
0,5
Câu 2. Hai phương thức biểu đạt: biểu cảm
tự sự
0,25
0,25
Câu 3. Biện pháp tu từ: điệp từ
Tác dụng:
-
Nhấn mạnh nội dung: dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội
thế nào cũng phải sống và trân trọng những điều nhỏ bé,
bình thường
- Tăng sức biểu cảm, tạo nhịp điệu cho dòng thơ và gây
ấn tượng với người đọc
0,5
0,5
Câu 4. Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp
sau và trình bày suy nghĩ, nêu lên bài học nhận thức và
hành động về thông điệp ấy:
Biết nâng niu, trân trọng những điều nhỏ bé trong
cuộc sống mới có được hạnh phúc lớn lao.
Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn
lên.
Biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì
mới được nhận lại….
1,0
II.
LÀM VĂN
Câu 1. Nghị luận
xã hội
Kĩ năng:
-Viết 1 đoạn văn NLXH khoảng 200 chữ đảm bào hình
thức kết cấu của đoạn văn, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.
- Kết hợp được các thao tác nghị luận; trình bày mạch
lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
Nội dung:
- Giải thích:
0,5
+ “Chê cuộc đời méo mó”: là thái độ tiêu cực khi nhìn
cuộc đời; cho rằng cuộc đời xấu xa, tồi tệ.
+ "Tròn tự trong tâm": là thái độ, suy nghĩ tích cực, lạc
quan trước cuộc đời
Ý nghĩa của cả câu: thái độ, cách nhìn nhận cuộc sống
đúng đắn
- Bàn luận
+ Khi “tròn tự trong tâm”, con người sẽ chủ động trước
hoàn cảnh; không gục ngã trước khó khăn, sớm đạt đến
thành công…; xã hội sẽ phát triển vững bền
+Nếu chỉ biết “chê cuộc đời méo mó”, con người không
biết cố gắng nỗ lực, liên tiếp thất bại,..
1,0
- Bài học:
+ Nhận thức: Thái độ, cách nhìn nhận đúng đắn có vai trò
quan trọng quyết định trong cuộc sống
+ Bài học: Cần cố gắng học tập và rèn luyện không
ngừng để vượt lên hoàn cảnh, khẳng định bản thân
0,5
Câu 2. Nghị luận
Văn học
Kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, phân tích hình tượng
nhân vật để làm nổi bật vấn đề nghị luận
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp
Kiến thức:
*Giới thiệu chung: tác giả Nguyễn Tuân (phong cách
“ngông”, tài hoa, uyên bác), tác phẩm, vấn đề nghị luận:
vẻ đẹp của “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở hình tượng
người lái đò Sông Đà
0,5
*Giải thích
“thứ vàng mười đã qua thử lửa”:
- Vẻ đẹp và giá trị con người lao động cùng như vẻ đẹp
và sự quý giá của vàng
- Bản tính quý báu trong phẩm chất, tài năng của con
người phải được tôi luyện qua cuộc sống giống như vàng
qua thử lửa.
0,5
*Phân tích, chứng minh
“thứ vàng mười đã qua thử
lửa” ở hình tượng người lái đò Sông Đà
Vẻ đẹp trí dũng:
Sông Đà hung bạo xảo quyệt, dàn bày thạch trận với ba
3,0
Tài liệu ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2017 - 2018. Nội dung tài liệu được tổng hợp chi tiết và chính xác sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn tham khảo.