Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí bám sát đề minh họa - Số 1 (có đáp án)

Bộ đề thi thử bám sát đề minh họa 2025 môn Địa lí - Số 1

Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Địa lí bám sát đề minh họa - Số 1 (có đáp án) được tổng hợp gồm có 5 mã đề thi. Mỗi đề thi có 18 câu hỏi trắc nghiệm, 4 câu hỏi đúng sai và 6 câu hỏi trả lời ngắn. Thí sinh làm bài trong thời gian 50 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi kì thi THPT Quốc gia nhé.

1. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa - Đề 1

PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?

A. Trong vùng nhiều thiên tai.

B. Tiếp giáp với Biển Đông.

C. Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.

D. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương.

Câu 2. Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là

A. đồng bằng.

B. miền núi.

C. ô trũng.

D. ven biển.

Câu 3. Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?

A. Hải Phòng.

B. Huế.

C. Đà Nẵng

D. Cần Thơ.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư nước ta hiện nay?

A. Quy mô dân số đông nhiều thành phần dân tộc.

B. Tốc độ gia tăng dân số giảm cơ cấu dân số vàng.

C. Dân cư phân bố đều giữa thành thị và nông thôn.

D. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi.

Câu 5. Chăn nuôi gia cầm ở nước ta

A. tăng liên tục về số lượng vật nuôi.

B. phát triển rất mạnh ở các vùng núi.

C. còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

D. cung cấp sản lượng thịt lớn nhất.

Câu 6. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ là

A. than đá.

B. than nâu.

C. khí tự nhiên.

D. than bùn.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với ngành hàng không của nước ta?

A. Là ngành phát triển lâu đời.

B. Năng lực vận tải tăng lên.

C. Lao động trình độ rất cao.

D. Chưa có các cảng quốc tế.

Câu 8. Hình thức du lịch sinh thái có tiềm năng nhất ở vùng nào?

A. Tây Nguyên.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí và lãnh thổ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Giáp vùng biển giàu tiềm năng.

B. Có diện tích tự nhiên lớn nhất.

C. Có biên giới với Trung Quốc và Lào

D. Giáp với Đồng bằng sông Hồng.

Câu 10. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do

A. trồng lúa nước cần nhiều lao động.

B. vùng mới đuợc khai thác gần đây.

C. có nhiều trung tâm công nghiệp.

D. có nhiều điều kiện lợi cho cư trú.

Câu 11. So với các vùng lãnh thổ khác của nước ta, Duyên hải Nam Trung Bộ có

A. nghề cá phát triển mạnh và toàn diện nhất.

B. tài nguyên du lịch phong phú đa dạng hơn.

C. nhiều địa điểm tốt để xây dựng các cảng biển.

D. thuận lợi hơn để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Câu 12. Đâu không phải là thế mạnh nổi bật của Đông Nam Bộ?

A. Phát triển sản xuất lương thực.

B. Trồng các loại cây công nghiệp.

C. Khai thác dầu khí quy mô lớn.

D. Xây dựng nhà máy thuỷ điện.

Câu 13. Phần lớn sông ngòi nước ta có đặc điểm ngắn và dốc do các nhân tố chủ yếu nào sau đây?

A. Địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.

B. Khí hậu và sự phân bố địa hình.

C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu.

D. Hình dáng lãnh thổ và địa hình.

Câu 14: Cho biểu đồ sau:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí bám sát đề minh họa

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO VỤ MÙA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2019 VÀ 2021

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2022, https://www.gso.gov.vn)

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Lúa đông xuân giảm 0,2%, lúa mùa tăng 27,8%.

B. Lúa đông xuân tăng 0,2%, lúa mùa tăng 27,8%.

C. Lúa mùa giảm 28,7%, lúa hè thu và thu đông giảm 32,4%.

D. Lúa mùa tăng 27,8%, lúa hè thu và thu đông giảm 32,4%.

Câu 15. Nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm

A. 1975.

B. 1986.

C. 1995.

D. 2007.

Câu 16. Vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về

A. chăn nuôi gia súc lớn.

B. cây công nghiệp hàng năm.

C. chăn nuôi gia cầm.

D. cây lương thực và nuôi lợn.

Câu 17. Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai khu vực Đông và Tây của dãy Trường Sơn Nam chủ yếu do

A. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.

B. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển.

C. ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật.

D. độ cao địa hình và hướng các dãy núi.

Câu 18. Hiện tượng xâm nhập mặn hiện nay diễn ra ngày càng trầm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do

A. nước biển dâng, nhiều cửa sông đổ ra biển, không có hệ thống đê ngăn mặn.

B. mùa khô sâu sắc, tác động mạnh của thủy triều, phát triển nuôi trồng thủy sản.

C. địa hình đồng bằng thấp, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, mùa lũ đến muộn.

D. biến đổi khí hậu, phát triển thủy điện ở thượng lưu, rừng ngập mặn suy giảm.

PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin sau:

Đặc trưng về khí hậu của miền là sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình năm tăng dần và biên độ nhiệt độ giảm. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự xâm nhập trực tiếp của gió mùa Đông Bắc vào khu vực Tây Bắc làm cho mùa đông ở Tây Bắc ấm và ngắn hơn Đông Bắc. Do tác động bức chắn của dãy Trường Sơn Bắc, hình thành gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ.

a) Tây Bắc có một mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ hạ thấp trong mùa đông chủ yếu do độ cao địa hình.

b) Mùa hạ đến sớm do hoạt động của gió mùa tây nam có nguồn gốc từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.

c) Do vị trí và đặc điểm lãnh thổ nên gió mùa Đông Bắc khi di chuyển đến miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bị biến tính, suy yếu.

d) Do các bức chắn địa hình nên vào đầu mùa hạ cả miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió phơn Tây Nam khô nóng.

Câu 2. Cho thông tin sau:

Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, phục vụ nhu cầu của sản xuất và con người. Dưới tác động của đường lối Đổi mới cùng những thành tựu nổi bật của cuộc Cách mạng 4.0, ngành dịch vụ nước ta phát triển mạnh mẽ, hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế.

a) Dịch vụ nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng cường hội nhập với thế giới.

b) Dịch vụ góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững.

c) Dịch vụ đẩy nhanh đổi mới sáng tạo, hộ trợ các mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ.

d) Dịch vụ tăng cường thêm sự phân hóa rõ rệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các địa phương.

Câu 3. Cho thông tin sau:

Tài nguyên sinh vật ở Đồng bằng sông Cửu Long phong phú, có hơn 240 nghìn ha rừng năm 2021, chủ yếu là hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm ở các vuờn quốc gia (U Minh Thuợng, U Minh Hạ,...), khu dụ trữ sinh quyển (Mũi Cà Mau, Kiên Giang,...) cùng động vật có giá trị, đặc biệt là loài cá và loài chim.

a) Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước.

b) Rừng ngập mặn có giá trị chủ yếu về kinh tế, cung cấp nhiều lâm sản có giá trị cao.

c) Diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long gần đây có xu hướng giảm do chuyển đổi sản xuất, biến đổi khí hậu.

d) Việc bảo vệ và mở rộng rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai.

Câu 4: Cho biểu đồ sau:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí bám sát đề minh họa

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA CAM-PU-CHIA VÀ MI-AN-MA NĂM 2015 VÀ 2020

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2021, https://www.aseanstats.org)

a) Thu nhập bình quân đầu người Cam-pu-chia tăng nhanh hơn Mi-an- ma.

b) Thu nhập bình quân đầu người Cam-pu-chia tăng 337,6 USD, Mi-an- ma tăng 145,8 USD.

c) Thu nhập bình quân đầu người Cam-pu-chia tăng 337,6 USD và tăng gấp 2,5 lần Mi-an-ma.

d) Tốc độ tăng trưởng của Cam-pu-chia 128%, Mi- an-ma 114 %.

PHẦN III: Trắc nghiệm trả lời ngắn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ CÀ MAU NĂM 2022

(Đơn vị: 0C)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội

(Láng)

18,6

15,3

23,1

24,8

26,8

31,4

30,6

29,9

29,0

26,2

26,0

17,8

Cà Mau

27,1

27,9

28,0

28,7

28,6

28,7

27,9

27,8

27,4

27,7

26,7

26,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2022)

Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau bao nhiêu? (Làm tròn đến 1 chữ số thập phân của 0C)

Câu 2. Cho biểu đồ sau:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí bám sát đề minh họa

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2022, https://www.gso.gov.vn)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết trị số cân bằng ẩm của Huế là bao nhiêu mm? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm)

Câu 3. Tại lưng chừng núi sườn đón gió ẩm (500 m) có nhiệt độ là 250C, độ cao của đỉnh núi là 2500m. Vậy nhiệt độ ở chân núi sườn khuất gió là bao nhiêu oC? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của oC)

Câu 4. Năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nước ta là 336,1 tỉ USD, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm 35%. Tính trị giá xuất khẩu hàng hóa của Đồng bằng Sông Hồng năm 2021? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tỉ USD)

Câu 5: Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa ở các vùng của nước ta, năm 2021

Vùng

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

970,3

6020,4

Trung du và miền núi Bắc Bộ

662,2

3426,5

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

1198,7

7200,2

Tây Nguyên

250,2

1466,3

Đông Nam Bộ

258,9

1411,8

Đồng bằng sông Cửu Long

3898,6

24327,3

Tính năng suất lúa của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tạ/ha)

Câu 6. Cho bảng số liệu:

Tổng diện tích rừng và diện tích rừng trồng ở Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2015 - 2021

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

2015

2020

2021

Tổng diện tích rừng

3 045,0

3 126,7

3 131,1

Trong đó: Diện tích rừng trồng

808,9

921,2

929,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2022)

Cho biết tỉ trọng diện tích rừng trồng của Bắc Trung Bộ năm 2021 tăng lên bao nhiêu % so với năm 2015? (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân của %)

2. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa - Đề 2

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Phần đất liền của lãnh thổ nước ta không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?

A. Thái Lan.

B. Trung Quốc.

C. Lào.

D. Campuchia.

Câu 2. Ở nước ta, bão thường xảy ra mạnh nhất ở vùng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

D.Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 3. Thành phố nào sau đây của nước ta thuộc loại đô thị đặc biệt?

A. Hạ Long.

B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Biên Hòa.

D. Cần Thơ.

Câu 4. Nguồn lao động ở nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?

A. Lao động chiếm trên 50% dân số.

B. Lao động có tay nghề chuyên môn cao chiếm tỉ trọng lớn.

C. Cơ cấu lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp.

D. Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Câu 5. Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn của nước ta chủ yếu là do

A. thị trường tiêu thụ lớn, lao động có kinh nghiệm.

B. lao động có kinh nghiệm, dịch vụ thú y đảm bảo.

C. dịch vụ thú y đảm bảo, nguồn thức ăn phong phú.

D. nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.

Câu 6. Nhà máy thủy điện nào sau đây có công suất lớn nhất khu vực phía Nam nước ta hiện nay?

A. Sơn La.

B. Hòa Bình.

C. Thác Bà.

D. Yaly.

Câu 7. Loại hình vận tải có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất ở nước ta hiện nay là

A. đường bộ.

B. đường hàng không.

C. đường biển.

D. đường sắt.

Câu 8. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung.

D. Tây Nguyên.

Câu 9. Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh kinh tế nào sau đây?

A. Khai thác và chế biến khoáng sản.

B. Trồng cây công nghiệp, rau quả.

C. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

D. Phát triển kinh tế biển

Câu 10. Tỉnh nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng giáp biển?

A. Hà Nội.

B. Vĩnh Phúc.

C. Bắc Ninh.

D. Ninh Bình.

Câu 11. Duyên hải Nam Trung Bộ có nguồn lợi hải sản phong phú nhờ điều kiện nào sau đây?

A. Vùng biển rộng, khí hậu thuận lợi.

B. Biến có nhiều vịnh sâu, kín gió.

C. Đường bờ biển dài và nhiều đảo.

D. Diện tích nước lợ, nước mặn lớn.

Câu 12. Hiện nay, Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước về

A. sản phẩm cây công nghiệp.

B. nuôi trồng thủy sản.

C. trồng cây lương thực.

D. phát triển thủy điện.

Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa?

A. Do mưa nhiều và xâm thực mạnh.

B. Do lưu lượng nước bên ngoài đổ vào theo mùa.

C. Do mưa nhiều và phân mùa khí hậu.

D. Do chế độ nước sông phụ thuộc theo chế độ mùa.

Câu 14. Cho biểu đồ sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, Tổng cục Thống kê)

Cơ cấu lao động trên 15 tuổi ở nước ta phân theo nhóm tuổi năm 2010 và năm 2022

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Tỉ trọng lao động trên 50 tuổi ngày tăng 1,8%.

B. Tỉ trọng lao động từ 25 đến 49 tuổi tăng tăng 1,8%.

C. Tỉ trọng lao động từ 15 đến 24 tuổi tuổi giảm 10%.

D. Tỉ trọng lao động từ 15 đến 24 tăng 8,2%.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng với xuất khẩu ở nước ta hiện nay?

A. Tổng trị giá xuất khẩu qua các năm ngày càng giảm.

B. Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng phát triển.

C. Thị trường mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.

D. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng.

Câu 16. Thế mạnh tự nhiên để phát triển chăn nuôi gia súc ở Bắc Trung Bộ là

A. có nhiều nhóm đất khác nhau, khí hậu phân hóa.

B. nền nhiệt, ẩm cao, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. địa hình vùng đồi trước núi thuận lợi cho chăn nuôi.

D. nguồn nước dồi dào, tài nguyên sinh vật đa dạng.

Câu 17. Khí hậu miền Nam phân thành hai mùa rõ rệt chủ yếu do tác động kết hợp của

A. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc và độ cao địa hình.

B. Tín phong Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới.

C. Tín phong bán cầu Bắc với địa hình dãy núi Trường Sơn Nam.

D. gió hướng Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc và hướng địa hình.

Câu 18. Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh các giống lúa mới nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

B. Phát huy kinh nghiệm sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.

C. Thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai.

D. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường.

PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin sau:

Địa hình của miền chủ yếu là đồi núi và các cao nguyên, có nhiều dãy núi hướng Tây Bắc- Đông Nam. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh đã suy yếu. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng ẩm gió mùa. Ngoài ra, ở vùng núi cao có sự xuất hiện của các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

a) Nội dung trên thể hiện đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

b) Trong miền, thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế với các kiểu rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, rừng trên núi đá vôi.

c) Thực vật chính của miền là các cây họ đầu, săng lẻ, tếch. Ở những nơi có mùa khô sâu sắc, kéo đãi xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá.

d) Mùa đông lạnh đã suy yếu nước ta chủ yếu do sự bức chắn của các dãy núi.

Câu 2. Cho thông tin sau:

Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu, có mặt ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,...

a) Nông sản của Việt Nam đã xâm nhập được nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

b) Do quá trình khu vực hóa nên thị trường nông sản của nước ta ngày càng mở rộng.

c) Việc mở rộng thị trường làm cho diện tích các cây trồng hàng hóa nước ta gần đây mở rộng rất nhanh.

d) Khó khăn lớn nhất của yếu tố thị trường đối với nông sản nước ta là yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao.

Câu 3. Cho thông tin sau:

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội nhưng cần đặt vấn đề khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ tự nhiên vì những lí do:

a) Là đồng bằng rộng lớn, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế -xã hội đất nước.

b) Là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản của cả nước.

c) Sử dụng hợp lí tự nhiên ở ĐBSCL nhằm phát huy thế mạnh về tự nhiên như đồng bằng rộng lớn, khí hậu cận XĐ, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm.

d) Sử dụng hợp lí tự nhiên góp phần bảo vệ MT, đa dạng sinh học, ứng phó BĐKH, hạn chế thiên tai, phát triển bền vững.

Câu 4. Cho biểu đồ sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa

Xuất nhập khẩu của một số quốc gia qua các năm

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê

a) Giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giảm liên tục qua các năm.

b) Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc luôn cao hơn cua Hoa Kì.

c) Giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì năm 2015 cao hơn Nhật Bản 2 lần.

d) Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Hoa Kì từ năm 2010- 2015 tăng gần 120%.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6.

Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ trung bình các tháng của Hà Nội (Trạm Hà Nội)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ

(0C)

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB thống kê, 2022)

Căn cứ vào bản số liệu trên tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu 0C? (kết quả làm tròn đến một chữ số thập phân)

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI (TRẠM HÀ NỘI)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa

(mm)

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

230,9

288,2

318,0

265,4

130,7

43,4

23,4

Căn cứ vào bản số liệu trên tính lượng mưa trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu mm? (kết quả làm tròn đến một chữ số thập phân)

Câu 3. Năm 2021, nước ta có tỉ suất sinh thô là 15,7%0, tỉ suất chết thô là 6,4%0. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta là bao nhiêu phần trăm? (làm tròn kết quả đến hai chữ số thập phân)

Câu 4. Năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta là 660,5 tỉ USD, trong đó trị giá xuất khẩu là 336,1 tỉ USD. Hãy cho biết tỉ trọng trị giá nhập khẩu của nước ta trong tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là bao nhiêu phần tram? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)

Câu 5. Năm 2021, sản lượng lúa của nước ta là 43,9 triệu tấn, số dân là 98,5 triệu người. Hãy cho biết sản lượng lương lúa bình quân đầu người của nước ta là bao nhiêu kg/người? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

Câu 6. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943 - 2021

(Đơn vị: triệu ha)

Năm

1943

2010

2021

Tổng

14,3

13,4

14,7

Rừng tự nhiên

14,3

10,3

10,1

Rừng trồng

0

3,1

4,6

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tỉ lệ diện tích rừng trồng trong tổng diện tích có rừng của nước ta năm 2021 so với năm 2010 tăng thêm bao nhiêu phần tram? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)

Mời các bạn cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung

Xem thêm các bài Tìm bài trong mục này khác:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Địa lý

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng