Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các công cụ hỗ trợ để ra quyết định

Các công cụ hỗ trợ để ra quyết định được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Có nhiều phương pháp ra quyết định quản trị, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định và tuỳ thuộc vào vấn đề ra quyết định cũng như vào trình độ và thói quen của người lãnh đạo. Các phương pháp ra quyết định có thể khác nhau nhưng về đại thể vẫn theo trình tự các bước như phân tích ở trên. (Tuy nhiên trong trường hợp có ít thông tin hoặc không có thông tin người ta phải sử dụng các phương pháp đặc biệt).

Các phương pháp thường được sử dụng

Phương pháp kịch bản: Là phương pháp sắp xếp sơ bộ vấn đề giải quyết trong mối quan hệ giữa nó với các vấn đề khác có khả năng hoặc chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai. Phương pháp được thực hiện tương tự như kỹ thuật viết kịch bản, một nhóm các nhà chuyên môn giúp việc cho người lãnh đạo (bản thân người lãnh đạo cũng là thành viên của nhóm này) sẽ soạn dàn ý kịch bản, nêu các vấn đề cốt lõi sẽ phải đề cập khi ra quyết định. Từ dàn ý ban đầu các phòng ban của hệ thống sẽ vạch ra diễn biến có thể có của sự kiện theo thời gian bắt đầu từ tình hình xảy ra một sự kiện trọng đại nào đó trong tương lai mà nó có ảnh hưởng tới việc đặt và giải quyết một hoặc nhiều vấn đề có liên quan logic với nhau. Tổng hợp toàn bộ lại, người lãnh đạo có "bức tranh toàn cảnh" mà trong đó chỉ rõ quyết định mà họ phải lựa chọn.

Phương pháp ước lượng chuyên gia: Là phương pháp huy động tới mức cao nhất kiến thức, kinh nghiệm của các nhà chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau vào việc ra các quyết định có tầm chiến lược. Người lãnh đạo phải giới thiệu sơ bộ yêu cầu của vấn đề cần giải quyết, các khả năng, các xu thế có thể có sau đó yêu cầu các chuyên gia đánh giá cấu trúc của vấn đề, bổ sung, sửa đổi những mối liên hệ chưa được tính đến. Việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia có thể thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú: Tọa đàm, gửi phiếu trưng cầu dân ý... Tuy nhiên, cần phải chú ý loại bỏ nhũng nhiễu trong việc đưa ra các ý kiến về quyết định của các chuyên gia, vì các ý kiến có thể mang tính chủ quan và đề cao lĩnh vực hoạt động của các chuyên môn khác nhau.

Phương pháp cây mục tiêu (cây quyết định): Là phương pháp ra quyết định trong trường hợp bất định "vấn đề có cấu trúc lỏng lẻo", từ mục tiêu phải giải quyết được xem như một "gốc cây", bằng suy luận logic phải đi tới giải quyết các mục tiêu giữa và nhỏ hơn (như các nhánh cây), đồng thời tiếp tục suy luận tương tự cho đến các quyết định cụ thể, cơ bản có tính tất yếu. Nhờ phân tích các mục tiêu thành một cây mục tiêu, người lãnh đạo có thể liên kết các mục tiêu của mọi cấp với các phương tiện cụ thể để đạt được chúng.

- Các phong cách thường được sử dụng là:

Các tác giả Victor Vroom, Philip Yetton và Arthur Tago đã phát triển các mô hình ra quyết định gồm 5 phong cách (mô hình hay kiểu) như sau:

Mô hình 1: Nhà quản trị độc lập ra quyết định và sau đó thông báo đến nhân viên thực hiện.

Mô hình 2: Nhà quản trị đề nghị cấp dưới cung cấp thông tin, sau đó độc lập đưa ra quyết định.

Mô hình 3: Nhà quản trị trao đổi riêng lẻ với cấp dưới có liên quan để lắng nghe ý kiến và đề nghị của họ, sau đó nhà quản trị ra quyết định cuối cùng.

Mô hình 4: Nhà quản trị trao đổi chung, công khai với cấp dưới để lấy ý kiến và đề nghị chung của họ, sau đó nhà quản trị ra quyết định.

Mô hình 5: Nhà quản trị trị tiến hành bàn bạc với cả tập thể, lấy ý kiến và quyết định dựa trên ý kiến đa số. Nhà quản trị lúc này có vai trò là người tổ chức và là một lá phiếu trong ý kiến tập thể.

- Ưu nhược điểm của các mô hình ra quyết định.

Mô hình

Ưu điểm

Nhược điểm

Kiểu 1 và 2

- Thời gian ra quyết định ngắn.

- Tiết kiệm chi phí, thời gian.

- Độc đoán, không tận dụng được suy nghĩ của người khác.

Kiểu 3, 4 và 5

Tận dụng được kiến thức và kinh nghiệm của người khác. Đặc biệt cần nếu đó là vấn đề phức tạp và mang tính chiến lược.

- Tốn thời gian.

- Khuynh hướng nhượng bộ, thỏa hiệp.

- Trách nhiệm cá nhân không rõ ràng

Những vấn đề cần lưu ý khi ra quyết định

Trong quá trình ra quyết định các nhà quản trị cần lưu ý tránh những thiếu sót sau:

Quá tin tưởng ở kinh nghiệm của bản thân cũng như đánh giá nó quá cao.

Quyết định mang tính thỏa hiệp và nhiều lúc bỏ qua những vấn đề chính của nó.

Việc ra quyết định dựa trên những ấn tượng hoặc cảm xúc cá nhân.

Quá cầu toàn trong việc ra quyết định.

Ra quyết định khi lượng thông tin chưa đầy đủ, còn thiếu quá nhiều.

Nâng cao hiệu quả của quyết định

Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các quyết định quản trị

Người ra quyết định sẽ là người sáng suốt hoàn hảo khi họ hoàn toàn khách quan và khoa học. Họ xác định vấn đề một cách đúng đắn, biết đưa ra mục tiêu rõ ràng với những phương án và tiêu chuẩn rành mạch. Phương án cuối cùng mà họ lựa chọn sẽ giải quyết được vấn đề và có lợi nhất cho tổ chức.

Nhưng hầu hết các quyết định quản trị thường gặp những yếu tố cản trở hạn chế tính hợp lý mà người quản trị không thể không biết. Những yếu tố đó là:

  • Thiếu thông tin: Thiếu thông tin có thể do nhiều nguyên nhân như:
  • Có thông tin nhưng thiếu chính xác.
  • Nhiều người quản trị có xu hướng lựa chọn thông tin vì nó có sẵn hơn là chất lượng của nó.
  • Có thể có những thông tin có chất lượng cao nhưng lại tốn thời gian và tiền bạc, trong khi đó yêu cầu về chi phí quản trị thường bị giới hạn nên có giới hạn luôn cả khả năng tìm kiếm phương án.
  • Có những giới hạn về khả năng xử lý thông tin của từng cá nhân.

Người ra quyết định thường có xu hướng nhầm lẫn vấn đề với giải pháp: Các vấn đề phải được "định nghĩa" mới có thể đưa ra được quyết định đúng để giải quyết. Một vấn đề được định nghĩa có nghĩa là có thể hoạch định nói về mặt nội dung. Nếu chưa định nghĩa được vấn đề mà đã đi ngay vào tìm các giải pháp giải quyết thì sẽ tốn công vô ích vì họ đã đốt cháy giai đoạn, đi vào giải quyết các vụ việc cụ thể theo ý chủ quan có thể sẽ gây ra những hiệu quả xấu, phải trả giá trong thời gian dài.

Xu hướng nhận thức của cá nhân có thể bóp méo vấn đề đã được xác định: Trình độ, kinh nghiệm, vị trí, lợi ích, sở thích,v.v. của người ra quyết định sẽ khiến họ tập trung chú ý vào những vấn đề nhất định nào đó mà không chú ý đến những vấn đề khác.

Những yếu tố tâm lý, đạo đức, văn hoá cũng ảnh hưởng đến chất lượng của các quyết định. Khi ta không tin điều gì đó là sự thật thì ta không thấy nó. Trách nhiệm không có, đạo đức không trong sáng sẽ nhìn nhận vấn đề sai lệch và sẽ ra quyết định sai lầm, làm tổn hại đến tổ chức.

Có sự tồn tại của các lợi ích khác nhau giữa những nhà quản trị: Điều đó khiến cho họ nhận thức vấn đề khác nhau và lựa chọn các phương án khác nhau. Nhiều khi các quyết định cuối cùng chỉ là sự thỏa hiệp để dung hòa lợi ích.

Những tiền lệ quyết định trước đây giới hạn sự lựa chọn hiện nay. Các quyết định được đưa ra không phải có tính riêng biệt mà có liên quan đến sự lựa chọn trong quá khứ, do đó quyết định phải thận trọng để tạo tiền lệ cho những quyết định sau đó.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các công cụ hỗ trợ để ra quyết định về đặc điểm của các phương pháp thường được sử dụng, nâng cao hiệu quả của quyết định, những vấn đề cần lưu ý khi ra quyết định...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các công cụ hỗ trợ để ra quyết định. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm