Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị

Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Cơ cấu quản lý trực tuyến

Cơ cấu quản lý trực tuyến là một kiểu tổ chức bộ máy mà một cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp. Hệ thống trực tuyến hình thành một đường thẳng rõ ràng về quyền ra lệnh và trách nhiệm từ lãnh đạo cấp cao đến cấp cuối cùng. Cơ cấu kiểu này đòi hỏi người quản lý ở mỗi cấp phải có những hiểu biết tương đối toàn diện về các lĩnh vực.

- Ưu điểm:

+ Các quyết định được đưa ra và tổ chức thực hiện nhanh chóng, kịp thời;

+ Thực hiện tốt chế độ quản lý một thủ trưởng;

+ Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt

- Hạn chế: Dễ dẫn đến tình trạng độc đoán, quan liêu; Công việc dễ bị ùn tắc; Đòi hỏi người quản lý phải có khả năng toàn diện về mọi mặt; Không nhận được những ý kiến đóng góp tích cực của các bộ phận trung gian.

Hệ thống quản lý theo kiểu trực tuyến phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ vì một người quản lý cấp trên có thể hiểu rõ được những hoạt động của cấp dưới và ra những mệnh lệnh trực tiếp một cách đúng đắn cho cấp dưới không cần qua một cơ quan giúp việc theo chức năng nào. Đối với những doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn, người đứng đầu tổ chức khi ra mệnh lệnh cần tham khảo ý kiến của các bộ phận chức năng.

Kiểu cơ cấu quản lý chức năng

Là cơ cấu được tổ chức dựa trên chuyên môn hóa theo chức năng công việc. Những nhiệm vụ quản trị của doanh nghiệp được phân chia cho các đơn vị riêng biệt, từ đó mà hình thành những người lãnh đạo đảm nhận thực hiện một chức năng nhất định. Trong kiểu cơ cấu này, các đơn vị chức năng có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến, do đó mỗi người cấp dưới có thể có nhiều cấp trên trực tiếp của mình

Trong cơ cấu này, những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới chẳng những nhận mệnh lệnh từ người lãnh đạo doanh nghiệp, mà cả từ người lãnh đạo các chức năng khác nhau. Bởi vậy, vai trò của người lãnh đạo doanh nghiệp là phải phối hợp cho được sự ăn khớp giữa những người lãnh đạo chức năng, đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, tránh tình trạng mâu thuẫn, trái ngược nhau.

- Ưu điểm:

+ Phản ánh lôgic các chức năng;

+ Tuân theo nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề;

+ Phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng;

+ Giảm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo;

+ Không đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức toàn diện;

+ Dễ đào tạo và dễ tìm nhà quản trị;

+ Tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.

- Nhược điểm:

+ Dễ xảy ra tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cá nhân và bộ phận với nhau;

+ Các quyết định được đưa ra đôi khi bị chậm;

+ Sự phối hợp giữa lãnh đạo và các phòng ban chức năng gặp nhiều khó khăn;

+ Khó xác định trách nhiệm và hay đổ trách nhiệm cho nhau;

+ Có thể dễ dẫn tới tình trạng nhàm chán, người thực hiện nhận nhiều mệnh lệnh khác nhau.

+ Áp dụng khi tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong một lĩnh vực , đơn sản phẩm, đơn thị trường

Cơ cấu trực tuyến - chức năng

Do cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến và cơ cấu quản lý theo chức năng có những ưu nhược điểm riêng nên hiện nay nhiều doanh nghiệp và tổ chức lựa chọn kiểu cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng, tức là một kiểu cơ cấu quản lý kết hợp.

Về nguyên tắc, trong hệ thống trực tuyến - chức năng, quan hệ quản lý trực tuyến từ trên xuống dưới vẫn tồn tại, vẫn có các phòng ban chức năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Những người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách. Để giúp cho người quản lý ra các quyết định đúng đắn, có các bộ phận chức năng giúp việc trong các lĩnh vực như xây dựng kế hoạch, quản lý nhân sự, marketing, tài chính - kế toán, quản lý kỹ thuật - công nghệ sản xuất.

- Ưu điểm: Tận dụng được ưu điểm của hai kiểu cơ cấu trực tuyến và chức năng

- Nhược điểm:

+ Người lãnh đạo tổ chức thường xuyên phải giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng;

+ Nếu có nhiều bộ phận chức năng thường dẫn đến phải họp hành nhiều gây lãng phí thời gian. Cho nên cần tránh lập ra quá nhiều phòng ban.

Cơ cấu tổ chức quản lý theo ma trận

Mô hình này là sự kết hợp của hai hay nhiều mô hình tổ chức khác nhau. Ví dụ, mô hình tổ chức theo chức năng kết hợp với mô hình tổ chức theo sản phẩm (hay theo khách hàng). Ví dụ, một công ty đầu tư hai dự án theo hai loại sản phẩm A, B hoàn toàn khác nhau. Thay vì tổ chức mỗi dự án có đầy đủ các bộ phận để thực hiện các công việc thì có thể sử dụng các đơn vị chức năng có sẵn trong công ty để thực hiện các công việc cho tất cả các dự án. Ở đây, các cán bộ quản trị theo chức năng và theo sản phẩm đều có vị thế ngang nhau. Họ chịu trách nhiệm báo cáo cho cùng một cấp lãnh đạo và có quyền ra quyết định thuộc lĩnh vực mà họ phụ trách.

- Ưu điểm:

+ Đây là hình thức tổ chức linh động, đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh nhiều biến động;

+ Kết hợp được năng lực của nhiều cán bộ quản trị và chuyên gia;

+ Tạo ra các nhà quản trị có thể thích ứng với các lĩnh vực quản trị khác nhau;

+ Cho phép cùng lúc thực hiện nhiều dự án, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau;

+ Việc hình thành và giải thể dễ dàng, nhanh chóng;

+ Ít tốn kém, sử dụng nhân lực có hiệu quả.

- Nhược điểm:

+ Có sự mâu thuẫn về quyền hạn trong tổ chức, dễ xảy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa người lãnh đạo và các bộ phận;

+ Cơ cấu này đòi hỏi nhà quản trị phải có ảnh hưởng lớn;

+ Phạm vi ứng dụng còn hạn chế vì đòi hỏi một trình độ nhất định

Cơ cấu tổ chức theo địa lý

Mô hình này phân chia hoạt động theo từng khu vực địa lý nhằm khai thác những ưu thế trong các hoạt động của địa phương. Đây là phương pháp khá phổ biến ở các doanh nghiệp hoạt động trên một phạm vi địa lý rộng. Các bộ phận của tổ chức được hình thành nhờ hợp nhóm theo từng khu vực và giao cho một người quản lý lãnh đạo khu vực đó.

- Ưu điểm:

+ Tận dụng các thị trường và những ưu điểm của địa phương;

+ Tăng cường sự kết hợp theo vùng;

+ Cung cấp cơ sở đào tạo có giá trị cho cấp tổng quản lý.

- Nhược điểm:

+ Cần nhiều người làm công việc quản lý từng khu vực

+ Cơ chế kiểm soát phức tạp, nhất là ở cấp cao nhất

Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm

Mô hình này lấy cơ sở là các dãy sản phẩm thể thành lập các bộ phận hoạt động. Bộ phận phụ trách sản phẩm có trách nhiệm hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau về sản phẩm đó.

- Ưu điểm:

+ Hướng sự chú ý và nỗ lực vào tuyến sản phẩm;

+ Có thể phát triển tốt sản phẩm với tầm nhìn khá tổng quát về thị trường riêng từng sản phẩm

+ Cho phép phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

- Nhược điểm:

+ Khả năng hợp tác các bộ phận kém; dễ dẫn tới tính cục bộ giữa các bộ phận, từ đó ít quan tâm đến phát triển toàn diện của tổ chức.

+ Cơ cấu này cũng đòi hỏi trình độ quản lý khác nhau đối với từng dãy sản phẩm nên chi phí quản lý cao.

+ Việc phát triển và đào tạo nhân sự trong tổ chức cũng hạn chế.

Cơ cấu tổ chức theo khách hàng

Để phục vụ khách hàng một cách hữu hiệu, người ta chia khách hàng thành từng nhóm nhỏ có những vấn đề giống nhau về nhu cầu và được giải quyết bởi chuyên viên của ngành đó.

- Ưu điểm:

+ Khuyến khích sự chú ý đến đòi hỏi của khách hàng;

+ Tạo cho khách hàng cảm giác họ có những người cung ứng (ngân hàng) hiểu biết;

+ Phát triển chuyên sâu về khu vực khách hàng;

- Nhược điểm:

+ Có thể khó kết hợp hoạt động giữa các nhu cầu khách hàng trái ngược nhau;

+ Cần có người quản lý và chuyên gia tham mưu về các vấn đề của khách hàng;

+ Các nhóm khách hàng có thể không phải luôn xác định rõ ràng

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị về đặc điểm, ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức theo khách hàng, cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, theo địa lý, cơ cấu tổ chức quản lý theo ma trận, kiểu cơ cấu quản lý chức năng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm