Quy trình của hoạch định

Quy trình của hoạch định được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quy trình của hoạch định

Bước 1: Nhận thức cơ hội

Tìm hiểu cơ hội là điểm bắt đầu thực sự của hoạch định. Cơ hội có thể có trong hiện tại và tương lai. Khi xem xét chúng, đòi hỏi phải có cách nhìn toàn diện và chính xác về thị trường cạnh tranh, về nhu cầu khách hàng và đặc biệt về các điểm mạnh, điểm yếu của mình và về mục đích phải đạt được trong tương lai. Việc hoạch định đòi hỏi phải thực hiện dự đoán về khả năng xuất hiện cơ hội. Cơ hội có thể lớn hoặc nhỏ, có thể đáng giá với doanh nghiệp này mà không đáng giá với doanh nghiệp khác. Vấn đề quan trọng là phải dự đoán và phát hiện sớm cơ hội lớn và quan trọng với tổ chức hay với doanh nghiệp mình.

Ví dụ: Khị thu nhập tăng lên thì khả năng chi trả và tiêu dùng tăng lên. Đây là cơ hội cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các loại thực phẩm chức năng và ngược lại

Bước 2: Xác định mục tiêu

Các mục tiêu hoạch định chỉ ra điểm kết thúc quá trình thực hiện kế hoạch thì doanh nghiệp sẽ đi đến đâu, đạt đến trình độ phát triển nào với những chỉ tiêu đặc trưng cho trình độ phát triển ấy. Cần lưu ý rằng, khi xác định mục tiêu hoạch định cần phải đạt được sự phù hợp giữa mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể, giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn

Ví dụ: Khi có tiền con người sẽ đầu tư nhiều vào giáo dục, phương tiện đi lại, du lịch….

Bước 3: Xem xét các tiền đề cơ bản

Các tiền đề hoạch định chính là các dự báo về nhu cầu thị trường, về môi trường doanh nghiệp cùng với những đánh giá về trình độ hiện tại của doanh nghiệp, năng lực sản xuất, tiền vốn, các khoản dự trữ về vật tư…

Bước 4. Xây dựng các phương án

Dựa trên mục tiêu và điều kiện tiền đề xây dựng các phương án và lưu ý rằng để đạt được mục tiêu thì doanh nghiệp có thể đi theo nhiều con đường khác nhau, mỗi con đường đòi hỏi những khoản chi phí khác nhau cũng như đem lại những khoản thu nhập khác nhau cho doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp có nhiều phương án có thể hoàn thành một mục tiêu

Bước 5: Đánh giá phương án

Sau khi đưa ra các phương án ta phải tìm cách đưa ra các tiêu chuẩn đánh gia dựa vào các mục tiêu và điều kiện tiền đến bao gồm cả đánh giá định lượng và đánh giá định tính

Bước 6: Lựa chọn phương án tối ưu

Điều này đòi hỏi ban quản trị doanh nghiệp phải đánh giá thận trọng những lực lượng cạnh tranh. Những lực lượng này sẽ quyết định những quy tắc cạnh tranh trong ngàn mà doanh nghiệp đang hoạt động. Ban quản trị giỏi sẽ chọn được cho mình những chiến lược các tác dụng tiếp sức cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh tốt nhất và biết duy trì những lợi thế cạnh tranh đó cùng với thời gian

Bước 7: Xây dựng các kế hoạch hỗ trợ

Trên thực tế phần lớn các kế hoạch chính đề cần có kế hoạch phụ để bổ sung nhằm đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện tốt

Bước 8: Lập ngân quỹ và các chi phí thực hiện

Sau khi kế hoạch đã được xây dựng xong đòi hỏi các mục tiêu, các thông số cần phải được lượng hóa như: Tổng thu nhập, chi phí, lợi nhuận. Các ngân quỹ này sẽ là các tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế và chất lượng của các kế hoạch đã xây dựng

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quy trình của hoạch định về nhận thức cơ hội, xác định mục tiêu, xem xét các tiền đề cơ bản, xây dựng và đánh giá phương án, lựa chọn phương án tối ưu...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quy trình của hoạch định. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 434
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm