Phản ứng đối với sự thay đổi
Phản ứng đối với sự thay đổi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Phản ứng đối với sự thay đổi
Mọi thay đổi đều làm này sinh hai lực lượng đối lập nhau: một thì đi theo hướng thay đổi, lực lượng khác thì kìm hãm sự thay đổi. Biểu hiện phản đối có thể là hoài nghi, thụ động, đả kích vắng mặt, đình công, xung đột, chậm chạp hoặc hăng hái quá mức để chứng tỏ rằng việc thay đổi không đem lại kết quả, tung tin đồn… Các phản đối có thể tiến hành ngấm ngầm hoặc công khai, mang tính cá nhân hay tập thể.
Tuy vậy, nhiều khi trở lực đối với sự thay đổi lại là cần thiết vì nó có thể giúp tổ chức tránh được những thay đổi tuỳ tiện.
Để chuyển từ thái độ đối nghịch sang thái độ hợp tác, các nhà quản trị cần làm những việc sau:
Suy nghĩ kỹ về những phản đối, cho phản đối
+ Phản ứng tự nhiên của con người để tự bảo vệ
+ Một bước tích cực để tiến tới thay đổi
+ Động lực để cùng làm việc
+ Thông tin quan trọng trong quá trình thay đổi
+ Không phải là vật cản đường tiến tới sự thay đổi
Giúp họ có những bước đầu tiên
Chấp nhận cảm xúc của mọi người
Lắng nghe những lời kêu ca, phàn nàn
Làm cho mọi người yên tâm bằng cách cung cấp thông tin; chỉ cho họ thấy cái cũ đã lỗi thời và nhất thiết phải chấm dứt; khẳng định kết quả mong đợi
Cung cấp những nguồn lực cần thiết và ủng hộ họ thực hiện thay đổi.
Duy trì động lực cho quá trình thay đổi
Khẳng định tổ chức luôn ủng hộ họ mạo hiểm
Luôn khẳng định mục đích lâu dài và những cái được mà sự thay đổi mang lại
Giúp nhân viên khám phá những khả năng có thể của sự thay đổi
Lôi kéo họ vào quá trình ra quyết định
Thực hiện quá trình quản lý sự thay đổi theo nhóm
Cho con người những cơ hội phát triển cá nhân từ sự thay đổi
Các bước để quản trị sự thay đổi
+ Thiết lập các mục tiêu cụ thể;
+ Tổ chức và lên kế hoạch;
+ Giao tiếp;
+ Động viên;
+ Phát triển nhân viên;
+ Đánh giá và phân tích.
Bí quyết quản trị sự thay đổi hiệu quả
- Truyền đạt các kiến thức về sự thay đổi cho mọi thành viên, từ lãnh đạo chủ chốt đến nhân viên;
- Sử dụng một phương pháp hệ thống nhằm bảo đảm không bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào liên quan đến tổ chức/công ty trong quá trình lập kế hoạch và thực thi những sự thay đổi;
- Áp dụng phương pháp nhóm trong đó bao gồm những cá nhân có liên quan đến quá trình thay đổi;
- Chia quyền cho các cá nhân nhằm khuyến khích họ nỗ lực hơn nữa thực thi sự thay đổi;
- Lập kế hoạch, đồng thời bám sát kế hoạch đã lập ra. Thực thi kế hoạch, nhưng cần nhận thức được rằng các kế hoạch đã đặt ra phải thích nghi được với sự thay đổi;
- Cần hiểu rõ sự khác biệt giữa một bên là lập kế hoạch cho sự thay đổi và một bên là nhu cầu cần thiết có sự tham gia của mọi cá nhân trong việc thực thi các kế hoạch mới;
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ cán bộ truyền đạt những quan điểm về sự thay đổi cho các cá nhân có liên quan đến sự thay đổi đó;
- Lựa chọn phương pháp truyền đạt tiên tiến dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã tiến hành. Đồng thời cần xem xét lại các phương pháp vốn đã từng được nghiên cứu và ứng dụng để có thể thu được kết quả tốt nhất với phương pháp mới;
- Nhận thức rằng thay đổi chỉ có thể xảy ra bởi con người. Do vậy cần lưu ý đến những tác động liên quan đến tinh thần, tình cảm của người lãnh đạo cũng như các cá nhân có liên quan tới quá trình thay đổi. Nắm bắt được các trở ngại trong quá trình thực thi sự thay đổi và tìm ra biện pháp giải quyết nhằm tháo gỡ các khó khăn đó;
- Cần chuẩn bị kỹ các công việc cần thiết để có thể thực hiện thành công sự thay đổi. Hầu hết sự thay đổi thường bắt đầu bằng những khó khăn và thất bại tạm thời. Rồi sau đó thành công mới dần xuất hiện;
- Tạo điều kiện để lãnh đạo và các cá nhân khác nắm bắt được một sự hiểu biết thông tuệ. Mặc dù vấn đề đánh giá các kết quả đạt được là rất quan trọng, chúng ta cũng đừng quên nắm vững các kiến thức về chức năng và ý nghĩa căn bản của những phương pháp thực thi;
- Tìm ra các cách thức chuyển đổi linh động và những cá nhân thành công trong việc thực thi sự thay đổi, những người quan tâm đến việc tạo ra những thay đổi đáng kể trong thực tế;
- Phải có một chiến lược lâu dài, nhận thức được rằng để thực hiện những sự thay đổi đó cần phải mất nhiều thời gian, không nên đốt cháy giai đoạn.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phản ứng đối với sự thay đổi về các bước để quản trị sự thay đổi, bí quyết quản trị sự thay đổi hiệu quả, duy trì động lực cho quá trình thay đổi, suy nghĩ kỹ về những phản đối, cho phản đối...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phản ứng đối với sự thay đổi. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.