Các phong cách lãnh đạo
Chúng tôi xin giới thiệu bài Các phong cách lãnh đạo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Các phong cách lãnh đạo
Có 3 phong cách lãnh đạo là:
1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán là người độc đoán và dễ trở thành quan liêu. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo này là:
- Nhà quản trị không lắng nghe ý kiến và khai thác trí tuệ tập thể. Chỉ dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân để ra quyết định.
- Mệnh lệnh đưa ra bắt cấp dưới phải tuân theo triệt để.
- Luôn kiểm tra chặt chẽ mọi hành động của cấp dưới bảo đảm đạt mục tiêu.
Phong cách độc đoán trong một số trường hợp có ưu điểm là có thể giải quyết nhanh chóng được công việc, đạt mục tiêu đã định. Phù hợp với những tập thể thiếu kỷ luật, không tự giác, trì trệ, đòi hỏi phải chấn chỉnh nhanh chóng hoặc khi một tập thể đã rơi vào những điều kiện hoạt động phức tạp và nguy hiểm đến mức phải thi hành những giải pháp cưỡng bức cấp bách để lập lại trật tự bình thường đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tập thể. Tuy nhiên, nó có thể làm triệt tiêu sự sáng tạo của mọi người trong tổ chức
2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
- Phong cách lãnh đạo này có đặc điểm: Nhà quản trị đề cao sự đóng góp của tập thể nên trước khi ra quyết định thường tham khảo ý kiến tập thể. Để tập thể bàn bạc, xây dựng các phương án để lựa chọn phương án tối ưu hoặc ra quyết định.
- Đối với các vấn đề quan trọng nhà quản trị bao giờ cũng trưng cầu ý kiến của các thành viên và đề xuất của cấp dưới, cho họ chọn cách làm.
- Các chỉ thị, mệnh lệnh đề ra mang tính dân chủ, tôn trọng người chấp hành nên được tập thể tiếp nhận vui vẻ và chấp hành nghiêm chỉnh.
Nhà quản trị có phong cách lãnh đạo dân chủ có khả năng tập hợp quần chúng, biết tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân viên và cấp dưới và làm cho họ hài lòng đối với công việc được giao.
Không nên sử dụng tác phong dân chủ ở những đơn vị thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không tự giác hoặc khi phải đưa ra quyết định gấp có tính chất hành chính và cũng không được thỏa hiệp vô nguyên tắc, trở thành người theo đuôi quần chúng.
3. Phong cách kết hợp độc đoán và dân chủ
Là phong cách kết hợp có hiệu quả cả hai phong cách ở trên tuỳ theo từng trường hợp. Nếu phải ra quyết định gấp và không quan trọng thì có thể sử dụng phong cách độc đoán. Những quyết định quan trọng vượt quá tầm kiểm soát của mình hoặc do thiếu thông tin hoặc liên quan đến nhiều người cần phải chọn phong cách dân chủ để khai thác kiến tập thể và được sự đồng lòng nhất trí của mọi người thì sẽ động viên được tập thể chấp hành nghiêm chỉnh.
4. Phong cách tự do
Người lãnh đạo theo phong cách này thường ít câu nệ vào hình thức làm việc mà luôn phát hiện ra các vấn đề mới để tổ chức thực hiện thành công nó. Muốn có phong cách này thì người lãnh đạo phải có bề dầy về công tác chuyên môn và kinh nghiệm, có quan hệ rộng rãi với môi trường, có động cơ làm việc và tỉnh táo trong việc giải quyết mọi tình huống
5. Một số phong cách làm việc xấu
- Phong cách “tiểu nhân” là phong cách làm việc của người lãnh đạo chỉ chăm chú đến lợi ích cá nhân, họ ủng hộ ai đem lại lợi ích cho họ chứ không cần người giỏi mà không đem lại lợi ích cho cá nhân mình. Họ giao việc cho cấp dưới nhưng lại tìm cách gây cản trở để cấp dưới không thực hiện được, rồi lấy đó để trù úm cấp dưới. Họ ghen ghét tài năng cấp dưới, buộc mọi người phải nhất nhất phục tùng và “tôn thờ” họ
- Phong cách “sản xuất nhỏ” là phong cách làm việc của người lãnh đạo nhiệt tình nhưng không vững về chuyên môn, họ tổ chức hội họp rất nhiều, thích phô trương hình thức, ưa bắt chước nhưng không có cơ sở về tri thức khoa học nên chỉ đạo doanh nghiệp rất thất thường làm mệt mỏi cấp dưới
- Phong cách “con buôn” là phong cách làm việc theo kiểu móc ngoặc. Người lãnh đạo có phong cách làm việc kiểu này thường thích giao việc hay quan hệ với con người theo kiểu “có đi, có lại”, theo kiểu mặc cả buôn bán quyền lợi, bất kể nguyên tắc và đạo lý. Người có phong cách này, ít nhiều đều mang theo mình dáng dấp của phong cách “tiểu nhân”
- Phong cách “quân phiệt” là phong cách làm việc của các giám đốc hãnh diện, họ cho họ là “cha mẹ” của cấp dưới, mặc sức tung hoành. Lãnh đạo cưỡng bức một cách rất cực đoan, họ tập trung xung quanh họ các phần tử cơ hội để làm phiền hà những người ngay thẳng, tự trọng. Họ tận dụng nhiệm kỳ công tác của mình để làm giàu cá nhân, thanh toán ân oán với mọi người trong tầm khống chế của họ
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các phong cách lãnh đạo về đặc điểm của phong cách kết hợp độc đoán và dân chủ, lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo độc đoán, một số phong cách làm việc xấu..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các phong cách lãnh đạo. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.