Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Yêu cầu đối với các quyết định

Yêu cầu đối với các quyết định được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Yêu cầu đối với các quyết định

Tính khách quan và khoa học. Các quyết định là cơ sở quan trọng bảo đảm cho tính hiện thực và hiệu quả của việc thực hiện chúng, cho nên nó không được chủ quan tùy tiện thoát ly thực tế. Tính khoa học của các quyết định thể hiện ở các khía cạnh: quyết định phù hợp với mục tiêu và định hướng của tổ chức, quyết định đưa ra trên cơ sở vận dụng các phương pháp khoa học, quyết định phù hợp với quy luật và xu thế khách quan, các nguyên tắc và nguyên lý khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của tình huống và môi trường tổ chức.

Tính linh hoạt. Quyết định quản trị phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong lựa chọn quyết định. Phương án quyết định đáp ứng được sự biến đổi của môi trường.

Tính hệ thống. Yêu cầu tính hệ thống đối với các quyết định quản trị là các quyết định được đưa ra phải thống nhất, nhất quán với nhau trong tổng thể hệ thống quyết định đã có và sẽ có nhằm đạt tới mục đích chung. Tránh tình trạng các quyết định mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhau gây khó khăn cho cấp thực hiện.

Tính tối ưu. Trước mỗi vấn đề đặt ra cho hệ thống thường có thể xây dựng được nhiều phương án khác nhau cùng nhằm đạt tới mục tiêu. Yêu cầu tính tối ưu của quyết định đưa ra phải là phương án tốt nhất ( tối ưu) trong số phương án có thể có.

Tính pháp lý. Các quyết định đưa ra phải hợp pháp và các cấp phải chấp hành thực hiện nghiêm chỉnh. Tính hợp pháp của quyết định thể hiện ở chỗ các quyết định phải phù hợp với pháp luật, thông lệ hiện hành và phải đúng thẩm quyền, ban hành đúng thủ tục và thể thức, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm ra quyết định giữa các cấp quản trị.

Tính cụ thể về thời gian và người thực hiện. Trong một quyết định cần bảo đảm những quy định về thời gian triển khai, thực hiện rõ ràng, đối tượng và phạm vi điều chỉnh cần được làm rõ.

Phân loại quyết định

- Theo tính chất của các quyết định

+ Quyết định chiến lược: thường do nhà quản trị cấp cao thực hiện, có tầm quan trọng đặc biệt, xác định phương hướng và đường lối hoạt động của tổ chức.

+ Quyết định chiến thuật: thường do những nhà quản trị cấp giữa thực hiện, giải quyết vấn đề bao quát trong một lĩnh vực hoạt động, liên quan đến mục tiêu của các bộ phận chức năng trong một thời kỳ nhất định và khai triển từ quyết định chiến lược.

+ Quyết định tác nghiệp: thường do các nhà quản trị cấp thấp thực hiện, liên quan đến việc điều hành các công việc hàng ngày, giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ phận, cá nhân trong tổ chức.

- Theo phạm vi thực hiện:

+ Quyết định toàn cục: có tầm ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong tổ chức và thường được đưa ra bởi nhà quản trị cấp cao.

+ Quyết định bộ phận: chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một vài bộ phận trong tổ chức và do nhà quản trị cấp thấp quyết định.

- Theo thời gian thực hiện:

+ Quyết định dài hạn: thường do nhà quản trị cấp cao đưa ra, được thực hiện trong khoảng thời gian dài.

+ Quyết định trung hạn: thường do nhà quản trị cấp trung đưa ra, thực hiện trong thời gian tương đối dài.

+ Quyết định ngắn hạn: thường do nhà quản trị cấp thấp đưa ra. Quyết định này được giải quyết tức thì, nhanh chóng và thường mang tính chuyên môn, nghiệp vụ thuần túy.

- Theo chức năng quản trị:

+ Quyết định kế hoạch: xoay quanh vấn đề phân tích, xây dựng và lựa chọn phương án hay kế hoạch hành động.

+ Quyết định về tổ chức: liên quan đến xây dựng cơ cấu tổ chức hay vấn đề nhân sự.

+ Quyết định điều hành: xoay quanh những vấn đề như khen thưởng, động viên hay cách thức, mệnh lệnh giải quyết vấn đề.

+ Quyết định về kiểm tra: liên quan đến việc đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân hay biện pháp nhằm điều chỉnh, khắc phục vấn đề.

- Theo cách soạn thảo:

+ Quyết định được lập trình trước: thường do nhà quản trị cấp thấp đưa ra, sử dụng trong những trường hợp tình huống thường gặp, các thủ tục, thể lệ được triển khai và áp dụng thường xuyên. Quyết định này không được coi là mới vì dựa trên thói quen, cách điều hành căn bản hoặc xử lý tự động những chương trình và các dữ liệu.

+ Quyết định không được lập trình trước: dựa trên trực giác, phán đoán, kinh nghiệm, sáng tạo để giải quyết sao cho phù hợp từng hoàn cảnh và thường là dạng quyết định của những nhà quản trị cấp cao. Quyết định này được dùng trong những tình huống bất thường, có sự mới mẻ, không cấu trúc, không có phương pháp rõ ràng và khác hẳn những điều thường gặp.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Yêu cầu đối với các quyết định về cơ sở quan trọng bảo đảm cho tính hiện thực và hiệu quả của việc thực hiện chúng, cho nên nó không được chủ quan tùy tiện thoát ly thực tế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Yêu cầu đối với các quyết định. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm