Vai trò và phân loại hoạch định

Vai trò và phân loại hoạch định được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Vai trò và phân loại hoạch định

Vai trò hoạch định

Trên phương diện nhận thức cũng như trong thực tiễn, hoạch định có vai trò hết sức quan trọng, bởi nó hỗ trợ các nhà quản trị một cách hữu hiệu trong việc đề ra những kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên hạn chế và đối phó với tính không chắc chắn của môi trường. Hoạch định được thực hiện ở mọi cấp bậc trong một tổ chức. Nó không chỉ là một bổn phận, mà còn là một cơ hội đem lại nhiều ích lợi thực tiễn cho vai trò lãnh đạo của quản trị viên

- Phối hợp nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp

Vai trò quản trị hiện hữu là do bởi nhu cầu cần được nối kết để điều hành những công tác của mỗi cá nhân cũng như các đội ngũ trong một tổ chức. Hoạch định là một kỹ thuật quan trọng giúp đạt đến việc nối kết đó . Hoạch định cung cấp nền tảng cần thiết cho sự phối hợp các hoạt động của tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều gồm nhiều bộ phận và mỗi bộ phận này chịu trách nhiệm góp phần để đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.

Giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp, thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Bởi hoạch định đề ra những kế hoạch trong sử dụng nguồn tài nguyên hạn chế và ứng phó với sự biến động của môi trường. Nhờ đó có thể giảm tính bất ổn định và dễ thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Giảm sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí, tăng hiệu quả của cá nhân và tổ chức. Bởi hoạch định là quyết định xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó => hiệu quả trong sử dụng nguồn lực

Phát triển tinh thần làm việc tập thể. Để đạt được mục tiêu chung của tổ chức thì mọi cá nhân phải nỗ lực làm việc với sự tương tác lẫn nhau.

Thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra

Phân loại hoạch định

Trên thực tế có nhiều loại hoạch định khác nhau được phân chia dựa theo những tiêu thức khác nhau, cụ thể là:

- Theo cấp độ hoạch định gồm:

Hoạch định vĩ mô: như hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, hoạch định chính sách tài chính thời kỳ sau khủng hoảng…

Hoạch định vi mô: như hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, hoạch định chiến lược doanh nghiệp….

Theo lĩnh vực kinh doanh bao gồm: Hoạch định tài chính, hoạch định nhân sự, hoạch định vật tư, hoạch định sản xuất, hoạch định tiêu thụ….

Phân loại hoạch định theo thời gian:

+ Hoạch định dài hạn: là hoạch định cho thời gian thực hiện kéo dài từ 5 năm trở lên.

Hoạch định trung hạn: là hoạch định cho khoảng thời gian từ trên 1 năm đến dưới 5 năm.

Hoạch định ngắn hạn: là hoạch định cho khoảng thời gian dưới 1 năm. Trong loại hoạch định này, người ta còn có thể chia thành:

Hoạch định cụ thể: Là hoạch định với những mục tiêu đã được xác định rất rõ ràng, không có sự mập mờ trong đó. Ví dụ: công ty quyết định tăng 20% doanh thu trong năm nay. Vậy ngân sách, tiến độ, phân công cụ thể… ra sao để đạt được mục tiêu đó

Hoạch định định hướng: Là hoạch định có tính linh hoạt đưa ra những hướng chỉ đạo chung. Ví dụ: Hoạch định trong việc cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp khoảng 5 đến 10% trong thời gian tới

Theo mức độ hoạt động:

- Hoạch định chiến lược

- Hoạch định tác nghiệp

Hoạch định chiến lược: Là hoạch định ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp, nó thiết lập nên những mục tiêu chung của doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp đối với môi trường. Trong hoạch định này nhà quản trị thiết lập mục tiêu dài hạn và các biện pháp tổng thể để đạt được mục tiêu trên cơ sở những nguồn lực hiện có và những nguồn lực này có thể huy động được

Hoạch định chiến lược không vạch ra một cách chính xác làm như thế nào để đạt được mục tiêu, mà nó cho ta một đường lối hành động chung nhất để đạt được mục tiêu. Hoạch định chiến lược xác định vị trí của doanh nghiệp trong môi trường. Hoạch định chiến lược thể hiện viễn cảnh của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng thể hiện sự nhận thức và đánh giá thế giới bên ngoài (môi trường) của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược được vạch ra bởi những nhà quản lý cấp cao của tổ chức. Khi hoạch định chiến lược cần căn cứ vào sứ mệnh của tổ chức, hoặc nhiệm vụ, chức năng, lĩnh vực hoạt động chung của tổ chức, căn cứ vào cương lĩnh hoạt động đã đề ra khi thành lập tổ chức hoặc luật pháp cho phép. Hoạch định dài hạn 15 năm, 10 năm, 5 năm,... thuộc về hoạch định chiến lược.

Ví dụ: Cafe Trung Nguyên với mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt. Công ty đã sử dụng chiến lược marketing: Sau thời gian chuẩn bị, Trung Nguyên tung ra G7 trong một chiến dịch quảng bá, “uống thử” rầm rộ và cùng lúc xuất hiện rộng rãi trên các tỉnh trọng điểm. G7 thâm nhập nhanh thị trường và sau đó từng bước củng cố thị phần.

Hoạch định tác nghiệp: Là hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả ở các đơn vị cơ sở, ra những quyết định ngắn hạn, chi tiết, xác định rõ nội dung công việc cần tiến hành, người thực hiện và cách thức tiến hành. Trong hoạch định tác nghiệp, người ta trình bày rõ và chi tiết cần phải làm như thế nào để đạt được những mục tiêu đã được đặt ra trong hoạch định chiến lược. Hoạch định tác nghiệp đưa ra những chiến thuật hay những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện hoạch định chiến lược.

Bản hoạch định tác nghiệp đôi khi còn được gọi là những kế hoạch hành động (action plans) vì chúng đề ra những hành động cụ thể cho những con người cụ thể thực hiện, tương ứng với những ngân sách và khoảng thời gian xác định, cụ thể

Ví dụ: Công ty May 10 đề ra mục tiêu doanh thu tháng 3 tăng 5% so với tháng 2.

+) Bộ phận nghiên cứu và phát triển có nhiệm vụ đề ra các kế hoạch thực hiện mục tiêu tăng doanh số của sản phẩm áo với chi phí cho phép.Yêu cầu đó phải là những kế hoạch mang tính khả thi, có các phương án dự phòng.

+) Bộ phận Marketing có nhiệm vụ thực hiện các chiến dịch quảng cáo theo kế hoạch đã lập ra, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm, thăm dò ý kiến thị hiếu, nhu cầu của khách hàng

+) Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm mẫu, cùng với bộ phận marketing thực hiện cải tiến bao bì và hợp tác với các công ty cung cấp nguyên vật liệu chính.

Bảng 2.3 Cho thấy, mặc dù các đặc điểm của chúng khác nhau, song quá trình hoạch định chiến lược và tác nghiệp có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ trong một hệ thống hoạch định thống nhất.

Tính chất

Hoạch định chiến lược

Hoạch định tác nghiệp

Ảnh hưởng của hoạch định

Toàn bộ

Cục bộ

Thời gian thực hiện

Dài hạn

Ngắn hạn

Môi trường thực hiện

Biến đổi

Xác định

Mục tiêu đề ra

Lớn, tổng quát

Cụ thể, rõ ràng

Thông tin để hoạch định

Tổng hợp, không đầy đủ

Đầy đủ, chính xác

Kết quả thực hiện

Lâu dài

Có thể điều chỉnh

Thất bại nếu xảy ra

Nặng nề, có thể làm phá sản

Có thể khắc phục

Rủi ro nếu xảy ra

Lớn

Hạn chế

Khả năng của người ra quyết định

Khái quát vấn đề

Phân tích cụ thể, tỉ mỉ

Bảng 2.3. Các tính chất của hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp

Lưu ý: Việc phân chia các loại hoạch định theo các tiêu thức trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Các loại hoạch định có quan hệ qua lại với nhau. Chẳng hạn, hoạch định chiến lược có thể bao gồm cả hoạch định dài hạn và ngắn hạn. Tuy vậy, hoạch định chiến lược nhấn mạnh bức tranh tổng thể và dài hạn hơn, trong khi hoạch định tác nghiệp phần lớn là những hoạch định ngắn hạn.

---------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Vai trò và phân loại hoạch định. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được vai trò và phân loại hoạch định. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt nhé. Ngoài ra, để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 16.797
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm