Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tầm hạn quản trị

VnDoc xin giới thiệu bài Tầm hạn quản trị được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tầm hạn quản trị, hay còn gọi là tầm hạn kiểm soát, là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển một cách tốt đẹp nhất. Khi nói “điều khiển một cách tốt đẹp nhất” chúng ta muốn nói đến việc quản trị, giao việc, kiểm tra, hướng dẫn lãnh đạo nhân viên dưới quyền một cách thỏa đáng, có kết quả. Theo kinh nghiệm quản trị, tầm quản trị tốt nhất cho một nhà quản trị bình thường là khoảng 4 - 8 nhân viên thuộc cấp. Tuy nhiên, con số này có thể tăng đến 12 hay 15 trong trường hợp nhân viên dưới quyền chỉ làm những hoạt động đơn giản, và rút xuống còn 2 - 3 người khi công việc mà cấp dưới trực tiếp của nhà quản trị phải thực hiện là phức tạp.

Về mặt tổ chức, tầm hạn quản trị có liên quan mật thiết đến số lượng các tầng nấc trung gian trong một đơn vị. Ví dụ: nếu tổ chức có 20 nhân viên và tầm hạn quản trị là 20 thì tổ chức đó chỉ có 2 cấp là: lãnh đạo cao nhất và nhân viên. Ngược lại nếu tầm hạn quản trị trong tổ chức là 3 thì tổ chức sẽ có 4 cấp. Bộ máy tổ chức ít tầng nấc trung gian được gọi là bộ máy tổ chức thấp. Bộ máy có nhiều tầng nấc là bộ máy tổ chức cao.

Như vậy, qua ví dụ trên chúng ta nhận thấy rằng với cùng một số lượng cán bộ công nhân viên, nếu tầm hạn quản trị rộng thì sẽ có ít tầng lớp trung gian, ngược lại nếu tầm hạn quản trị hẹp thì sẽ có nhiều cấp trung gian và bộ máy của tổ chức sẽ có dạng cao.

Thông thường chúng ta không thích những bộ máy tổ chức có nhiều tầng nấc trung gian vì như vậy dễ làm chậm trễ và sai lệch sự truyền đạt cũng như tiến trình giải quyết công việc trong tổ chức. Ai cũng muốn bỏ bớt các tầng nấc trung gian để có được những bộ máy tổ chức gọn nhẹ. Muốn giải quyết vấn đề các tầng nấc trung gian trong một bộ máy tổ chức cần phải xác định tầm hạn quản trị rộng hay hẹp.

Tuy nhiên, tầm quản trị lại liên quan chặt chẽ tới:

- Trình độ và năng lực của nhà quản trị.

- Khả năng và ý thức của cấp dưới

- Tính chất phức tạp và mức độ ổn định của công việc.

- Mối quan hệ giữa các nhân viên với nhân viên cũng như giữa các nhân viên và nhà quản trị

- Kỹ thuật thông tin dùng trong quản lý.

Tầm quản trị hẹp

* Ưu điểm:

- Giám sát và kiểm soát chặt chẽ

- Truyền đạt thông tin đến các thuộc cấp nhanh chóng

* Nhược điểm:

- Tăng số cấp quản trị

- Cấp trên dễ can thiệp sâu vào công việc của cấp dưới

- Tốn kém nhiều chi phí quản trị

* Áp dụng:

- Năng lực của nhà quản trị hạn chế

- Trình độ của cấp dưới không cao

- Khi công việc của cấp dưới thường xuyên thay đổi, không có kế hoạch

Tầm quản trị rộng

Ưu điểm:

- Giảm số cấp quản trị

- Có thể tiết kiệm được chi phí quản trị

- Cấp trên buộc phải phân chia quyền hạn

- Phải có chính sách rõ ràng

* Nhược điểm:

- Có nguy cơ không kiểm soát nổi

- Tình trạng quá tải ở cấp trên dễ đến quyết định sai.

- Cần phải có những nhà quản trị giỏi

- Truyền đạt thông tin đến các thuộc cấp không nhanh chóng

*Áp dụng:

- Nhà quản trị có đầy đủ năng lực

- Cấp dưới có trình độ làm việc khá

- Công việc của cấp dưới ổn định, có kế hoạch, ít thay đổi và cấp dưới đã được người quản trị cấp trên ủy quyền hành động khá nhiều

- Kỹ thuật thông tin quản lý hiện đại

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tầm hạn quản trị về khái niệm, nội dung và ưu nhược điểm của tầm quản trị hẹp và rộng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tầm hạn quản trị. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 6.845
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm