Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cáo bệnh, bảo mọi người

Lý thuyết Ngữ văn 10: Cáo bệnh, bảo mọi người được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài Cáo bệnh, bảo mọi người

a/ Tác giả

- Mãn Giác thiền sư tên thật là lý Trường (1052 – 1096)

- Người làng An Cách

- Thuở nhỏ được tuyển vào cung và được vua rất quan tâm chú ý đến

- Nhưng đến 25 tuổi thì lại quyết định xuất gia trở thành một vị thiền sư có sự hiểu biết sâu rộng về cuộc đời và được nhiều người trọng vọng

- Đến khi ông mất thì được ban thêm tên thụy là Mãn giác.

b/ Tác phẩm

- Thể loại: kệ là một thể văn thời văn học trung đại thuộc bộ phận thể văn Phật giáo. Nó có chức năng truyền bá và giải thích đạo Phật. Kệ được viết bằng văn vần có ý tứ sâu sa, cách nói thì kín đáo. Không những thế nó còn có giá trị về mặt văn chương.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: 4 câu thơ đầu: thể hiện quy luật cuộc sống

+ Phần 2: còn lại: quan niệm nhân sinh cao đẹp

2/ Đọc - hiểu văn bản Cáo bệnh, bảo mọi người

a/ Quy luật của cuộc sống

- Quy luật của thiên nhiên, tạo vật (câu 1, 2)

+ Đến - đi

+ Còn - mất

+ Nở - rụng →Vòng quay luân hồi của thiên nhiên tạo vật được diễn tả qua hình ảnh nghệ thuật

+ Hoa tàn → hoa nở: nhiều vòng, nhiều kiếp

+ Hoa nở → hoa tàn: một vòng, một kiếp khép kín

+ Thiên nhiên như bánh xe luân hồi, vòng sau tiếp vòng trước

- Quy luật của con người (Câu 3, 4)

- Cuộc sống: trôi mãi không ngừng >< Con người: trải sinh, lão bệnh tử

+ Vô hạn >< Hữu hạn

+ Tuần hoàn >< Không trở lại

→ Luyến tiếc

⇒ Thoáng buồn: Chưa làm được gì có ý nghĩa mà tuổi già đã đến (“Lão lai tái tận, lực bất tòng tâm”)

b/ Quan niệm nhân sinh cao đẹp

- Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết→ Hình ảnh nhành mai đi ngược quy luật tạo hoá: Đêm qua nhành mai vẫn nở trước sân >< dù xuân hết ⇒ Ngược với quy luật của tự nhiên

- Đừng bảo tuổi già không làm được gì, vẫn có thể cống hiến → Mượn hình ảnh nhành mai, biểu tượng niềm tin bất diệt vào cuộc sống, con người.

- Câu thơ còn chứng tỏ tinh thần nhập cuộc, nhập thế tích cực của vị thiền sư (muốn làm việc gì đó có ý nghĩa cho đời → vẻ đẹp của những vị thiền sư thời Lý, đi tu tưởng lánh đời, vẫn gần gũi với đời, vẫn tìm cách nhập đời nhập thế.)

⇒Lòng yêu nước

⇒ Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, niềm tin mãnh liệt vào con người, cuộc sống, khát khao sống có ý nghĩa

---------------------------------------

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Với nội dung bài Cáo bệnh, bảo mọi người các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo, bài học được rút ra từ tác phẩm Cáo bệnh, bảo mọi người ...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 10: Cáo bệnh, bảo mọi người. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn văn 10 ngắn gọn, Soạn văn 10 siêu ngắn, Văn mẫu lớp 10, Soạn văn 10. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

    Xem thêm