Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học tháng 3 năm 2016 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa - THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học tháng 3 năm 2016 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng có 50 câu hỏi trắc nghiệm cùng đáp án đi kèm, là tà liệu ôn thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học môn Hóa hữu ích, dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn củng cố và nâng cao kỹ năng làm bài môn Hóa học.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh
SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN (Đề thi có 05 trang) | ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA THÁNG 3 - NĂM 2016 Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch KCl vào dung dịch AgNO3
(II) Cho KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2
(III) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2
(IV) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH dư.
(V) Cho H2S vào dung dịch FeCl3
Số thí nghiệm khi kết thúc các phản ứng có kết tủa xuất hiện là :
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2: Khối lượng riêng (g/cm3) của tinh thể Ni, biết Ni có độ đậm đặc 74%, khối lượng mol nguyên tử là 58,7 g/mol và bán kính của Ni là 1,24 A0 là:
A. 5,44 B. 9,67 C. 7,9 D. 9,04
Câu 3: Hỗn hợp A gồm bột kim loại Al và Cu. Lấy m gam hỗn hợp A cho tác dụng với 500ml dung dịch NaOH a mol/l đến khi khí ngừng bay ra thì thu được 6,72 lít H2 (đktc) và còn lại m1 gam chất rắn không tan. Hòa tan m1 gam chất rắn trên trong dung dịch HCl dư thu được 3 gam kim loại và 3,36 lít khí (đktc).
Giá trị của m1 và m lần lượt là:
A. 6,075 và 11,5 B. 2,7 và 8,1
C. 3 và 8,4 D. 5,7 và 11,1
Câu 4: Xét các phản biểu sau: (1) amyl axetat được dùng pha sơn.(2) metyl salixylat có trong thành phần của aspirin (3) axit axetylsalixylic có trong thành phần dầu xanh. (4) isoamyl axetat có mùi thơm quả chuối chín. (5) Poly(metyl metacrylat) dùng làm thủy tinh hữu cơ. Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 5: Tiến hành phản ứng giữa từng cặp chất dưới đây. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, nhỏ vài giọt phenol phtalein vào mỗi dung dịch thu được (sau khi đã lọc bỏ kết tủa, nếu có). Trường hợp nào dung dịch là không màu?
A. 2a mol NaHCO3 tác dụng với dung dịch chứa a mol Ba(OH)2
B. a mol CuCl2 tác dụng với dung dịch chứa 2a mol KOH
C. a mol SO2 tác dụng với dung dịch chứa 2a mol NaOH.
D. a mol AlCl3 tác dụng với dung dịch chứa 4a mol NaOH
Câu 6: Trong số các phản ứng hóa học cho dưới đây phản ứng oxi hóa – khử là:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 tỉnh Thanh Hóa
(1) CH2=CH2 + H2 → CH3-CH3
(2) HCOOH + Br2 → CO + 2HBr
(3) C2H5OH + HCl → C2H5Cl + H2O
(4) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4)
C. (1), (2) và (4) D. (1), (3) và (4)
Câu 7: Hòa tan hoàn tòa 10,65 gam hỗn hợp X gồm một oxit của kim loại kiềm và một oxit của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B rồi điện phân nóng chảy hỗn hợp muối thì ở anot thu được 3,696 lít khí Cl2 (27,30C và 2 atm) và m gam hỗn hợp kim loại D. Giá trị của m là:
A. 9,45 gam B. 8,01 gam
C. 8,25 gam D. 5,85 gam
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Axit H2SO4 đặc, nguội làm một số kim loại như Fe, Al, Cu ... bị thụ động hóa.
B. H2SO4 đặc là chất oxi hóa mạnh, oxi hóa được tất cả các kim loại.
C. Muốn pha loãng H2SO4 đặc người ta phải rót từ từ axit vào nước.
D. H2SO4 loãng có thể làm khô khí ẩm.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1
1. D 2. A 3. A 4. D 5. A 6. A 7. A 8. A 9. A 10. A | 11. C 12. B 13. B 14. C 15. C 16. B 17. A 18. C 19. A 20. B | 21. D 22. D 23. A 24. C 25. D 26. A 27. B 28. D 29. B 30. B | 31. B 32. C 33. B 34. B 35. C 36. B 37. A 38. D 39. A 40. C | 41. C 42. C 43. D 44. C 45. C 46. C 47. C 48. A 49. B 50. B |