Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 9

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 9, với nội dung được cập nhật chi tiết và chính xác sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 9 vừa được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp lời giải của 11 bài tập trong sách bài tập môn Vật lý lớp 11 bài 9. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Bài tập SBT Vật lý 11 bài 9

Bài 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5 trang 24, 25 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

9.1. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch

A. tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.

B. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.

C. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.

D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.

Trả lời:

Đáp án B

9.2. Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi

A. sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.

B. nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.

C. không mắc cầu chì cho một mạch điện kín.

D. dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín.

Trả lời:

Đáp án B

9.3. Điện trở toàn phần của toàn mạch là

A. toàn bộ các điện trở của nó.

B. tổng trị số các điện trở của nó.

C. tổng trị số các điện trở mạch ngoài của nó.

D. tổng trị số của điện ìrơ trong và điện trở tương đương của mạch ngoài của nó

Trả lời:

Đáp án D

9.4. Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 9.1. Suất điện động ξ của nguồn bằng tích của cường độ dòng điện I nhân với giá trị điện trở nào dưới đây?

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 9

A. 12Ω

B. 11Ω

C. 1,2Ω

D. 5Ω

Trả lời:

Đáp án D

9.5. Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng

A. độ giảm điện thế mạch ngoài.

B. độ giảm điện thế mạch trong.

C. tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

D. hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

Trả lời:

Đáp án C

Bài 9.6 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Cho mạch điện có sơ đồ như trên Hình 9.2, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 12 V và có điện trở trong rất nhỏ, các điện trở ở mạch ngoài là R1 = 3 Ω, R2 = 4 Ω và R3 = 5 Ω.

a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở?

c) Tính công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và công suất toả nhiệt ở điện trở?

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 9

Trả lời:

a) I=E/R1+R2+R3=1A

b) U2 = IR2 = 4 V.

c) Đổi t = 10 phút = 600s

Công nguồn điện sản ra trong 10 phút: Ang = EIt = 7200 J

Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R3 là: P = I2R3 = 5W.

Bài 9.7 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Khi mắc điện trở R1 = 4 Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ I1 = 0,5 A. Khi mắc điện trở R2 = 10 Ω thì dòng điện trong mạch là I2 = 0,25 A. Tính suất điện động E và điện trở trong r của nguồn điện.

Trả lời:

Áp dụng định luật Ôm dưới dạng UN = IR = E - Ir ta được hai phương trình :

2 = E – 0,5r (1)

2,5 = E – 0,25r (2)

Giải hệ hai phương trình này ta tìm được suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là :

E = 3V; r = 2Ω.

Bài 9.8 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4 Ω thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I1 = 1,2 A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2 Ω nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I2 = 1 A. Tính trị số của điện trở R1.

Trả lời:

Áp dụng định luật Ôm dưới dạng E = I(RN + r) và từ các dữ liệu của đầu bài ta có phương trình: 1,2(R1 + 4) = R1 + 6. Giải phương trình này ta tìm được R1 = 6 Ω.

Bài 9.9 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Khi mắc điện trở R1 = 500 Ω vào hai cực của một pin mặt trời thì hiệu điện thế mạch ngoài là U1 = 0,10 V. Nếu thay điện trở R1 bằng điện trở R2 = 1 000 Ω thì hiệu điện thế mạch ngoài bây giờ là U2 = 0,15 V.

a) Tính suất điện động E và điện trở trong r của pin này.

b) Diện tích của pin là S = 5 cm2 và nó nhận được năng lượng ánh sáng với công suất trên mỗi xentimét vuông diện tích là w = 2 mW/cm2. Tính hiệu suất H của pin khi chuyển từ năng lượng ánh sáng thành nhiệt năng ở điện trở ngoài R2.

Trả lời:

a) Áp dụng định luật Ôm dưới dạng UN=E−Ir=E−UN/R.r

và từ các số liệu của đầu bài ta đi tới hai phương trình là:

0,1 = E - 0,0002r và 0,15 = E - 0,00015r

Nghiệm của hệ hai phương trình này là: E = 0,3 V và r = 1000 Ω

b) Pin nhận được năng lượng ánh sáng với công suất là :

Ptp = wS = 0,01 W = 10-2 W

Công suất toả nhiệt ở điện trở R2 là Pnh = 2,25.10-5 W.

Hiệu suất của sự chuyển hoá từ năng lượng ánh sáng thành nhiệt năng trong trường hợp này là: H =Pnh/Ptp = 2,25.10-3 = 0,225%.

Bài 9.10 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một điện trở R = 4 Ω được mắc vào nguồn điện có suất điện động E = 1,5 V để tạo thành mạch điện kín thì công suất toả nhiệt ở điện trở này là P = 0,36 W.

a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R.

b) Tính điện trở trong của nguồn điện.

Trả lời:

a) P = I2R = 4I2 = 0,36W và I = 0,3A

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R là: U = IR = 1,2V

b) U = E – Ir à r = 1 Ω.

Bài 9.11 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một nguồn điện có suất điện động E = 2 V và điện trở trong r = 0,5 Ω được mắc với một động cơ thành mạch điện kín. Động cơ này nâng một vật có trọng lượng 2 N với vận tốc không đổi v = 0,5 m/s. Cho rằng không có sự mất mát vì toả nhiệt ở các dây nối và ở động cơ.

a) Tính cường độ dòng điện I chạy trong mạch.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu của động cơ.

c) Trong các nghiệm của bài toán này thì nghiệm nào có lợi hơn? Vì sao?

Trả lời:

a) Công suất mạch ngoài: P = UI = Fv (1)

trong đó F là lực kéo vật nặng và v là vận tốc của vật được nâng.

Mặt khác theo định luật Ôm: U = E - Ir, kết hợp với (1) ta đi tới hệ thức :

IE – I2r = Fv

Thay các giá trị bằng số, ta có phương trình: I2 – 4I + 2 = 0.

Vậy cường độ dòng điện trong mạch là một trong hai nghiệm của phương trình này là :

I1=2+√2≈3,414A

I2=2−√2≈0,586A

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu động cơ là hiệu điện thế mạch ngoài và có hai giá trị tương ứng với mỗi cường độ dòng điện tìm được trên đày. Đó là:

U1=P/I1≈0,293V

U2=P/I2≈1,707V

c) Trong hai nghiệm trên đây thì trong thực tế, nghiệm I2, U2 có lợi hơn vì dòng điện chạy trong mạch nhỏ hơn, do đó tổn hao do toả nhiệt ở bên trong nguồn điện sẽ nhỏ hơn và hiệu suất sẽ lớn hơn.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 9. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Vật Lý 11

    Xem thêm