Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 34

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 34, tài liệu kèm theo lời giải chi tiết sẽ là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 34 kính thiên văn vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 6 bài tập trong sách bài tập môn Vật lý lớp 11 bài kính thiên văn. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được khái niệm về kính thiên văn, cấu tạo của kính thiên văn, so sánh được cỡ độ lớn của tiêu cự và độ tụ của vật kính, thị kính đối với kính hiển vi và kính thiên văn, cách tính các tiêu cự của vật kính và thị kính... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Bài tập SBT Vật lý 11 bài 34

Bài 34.1 trang 91 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đầy đủ và đúng.

1. Vật kính của kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có

2. Khi điều chỉnh kính thiên văn ta chỉ cần xê dịch

3. Khi ngắm chừng kính thiên văn ở vô cực thì số bội giác không phụ thuộc

4. Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực

a) thị kính để ảnh sau cùng hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt.

b) vị trí của mắt đặt sau thị kính.

c) tiêu cự rất lớn (có thể tới hàng chục mét).

d) tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính

e) tiêu cự nhỏ (vài xentimét)

Trả lời:

1 - c; 2 – a; 3 – b; 4 – d

Bài 34.2 trang 91 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

Chọn trả lời đúng về cỡ độ lớn của tiêu cự và độ tụ của vật kính, thị kính đối với kính hiển vi và kính thiên văn nêu trong bảng dưới đây

Kính hiến vi

Kính thiên văn

Vật kính

Thị kính

Vật kính

Thị kính

A.

xentimét

milimét

trăm điôp

chục điôp

B.

milimét

xentimét

< 1 điôp

chục điôp

C.

xentimét

xentimét

chục điôp

trăm điôp

D.

milimét

mét

điôp

trăm điôp

Trả lời:

Đáp án B

Bài 34.3, 34.4, 34.5 trang 92 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

34.3. Khi một người có mắt không bị tật quan sát kính thiên văn ở trạng thái không điều tiết thì có thể kết luận gì về độ dài l của kính và số bội giác G∞?

A. l=f1−f2;G∞=f1/f2

B. l=f1−f2;G∞=f2/f1

C. l=f1+f2;G∞=f2/f1

D. l=f1+f2;G∞=f1/f2

Trả lời:

Đáp án D

34.4. Một người có khoảng cực cận Đ quan sát ảnh của một thiên thể bằng cách ngắm chừng ở cực cận. Số bội giác của kính có biểu thức nào (mắt sát thị kính)?

A. f1/f2

B. D/f1+f2

C. k2f1/D

D. Khác A, B, C

Trả lời:

Đáp án C

34.5. Kính thiên văn khúc xạ Y – éc – xơ (Yerkes) có tiêu cự vật kính là 19,8m. Mặt Trăng có góc trông từ Trái Đất là 33’. Ảnh của Mặt Trăng tạo bởi vật kính của kính thiên văn này có độ lớn (tính tròn) là bao nhiêu?

A. 19cm

B. 53cm

C. 60cm

D. Một trị số khác A, B, C.

Trả lời:

Đáp án A

Bài 34.6 trang 92 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

Để làm giảm chiều dài của kính và đồng thời tạo ảnh thuận chiều, kính thiên văn được biến đổi bằng cách dùng thấu kính phân kỳ làm thị kính. Kính được dùng làm ống nhòm,… Cho biết vật ở vô cực và ảnh cũng được tạo ra ở vô cực. Vẽ đường truyền của chùm tia sáng.

Trả lời:

Vẽ đường truyền của chùm tia sáng: xem Hình 34.1G.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 34

Bài 34.7 trang 92 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

Vật kính của kính thiên văn là một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự lớn; thị kính là một thấu kính hội tụ L2 có tiêu cự nhỏ.

a) Một người mắt không có tật, dùng kính thiên văn này để quan sát Mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 90cm. Số bội giác của ảnh là 17. Tính các tiêu cự của vật kính và thị kính.

b) Góc trông của Mặt Trăng từ Trái Đất là 33’ (1’ = 1/3500rad). Tính đường kính ảnh của Mặt Trăng tạo bởi vật kính và góc trông ảnh của Mặt Trăng qua thị kính.

c) Một người cận thị có điểm cực viễn CV cách mắt 50cm, không đeo kính cận, quan sát Mặt Trăng qua kính thiên văn nói trên. Mắt đặt sát thị kính. Người này phải dịch chuyển thị kính như thế nào để khi quan sát mắt không phải điều tiết?

Trả lời:

a) Theo đề bài:

l = O1O2 = f1 + f2 = 90cm

G = f1/f2 = 17

Giải: f1 = 85cml f2 = 5cm

b) A1B1 = f1α0 = 85.33/3500 ≈ 0,8cm = 8mm

α = Gα0 = 9021’

c)

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 34

d1→∞;d1′=f1=85cm

d2′=−O2CV=−50cm;d2=(−50).5/−55≈4,55cm

l′=f1+d2=89,5cm<l

Dời thị kính 0,5cm tới gần vật kính hơn.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 34. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Vật Lý 11

    Xem thêm