Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6

VnDoc xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6, tài liệu được tổng hợp chi tiết kèm theo lời giải sẽ là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6 khúc xạ ánh sáng vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 10 bài tập trong sách bài tập môn Vật lý lớp 11 ôn tập cuối chương 6 khúc xạ ánh sáng. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được cách tính giá trị góc, điều kiện để có khúc xạ ánh sáng... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6

Bài VI.1 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với để có một phát biểu đầy đủ và đúng.

1. Khi có khúc xạ liên tiếp qua nhiều môi trường có các mặt phân cách song song với nhau thì

2. Khi tia sáng truyền xiên góc tới mặt phân cách hai môi trường trong suốt khác nhau mà không có tia khúc xạ thì

3. Nội dung chung của định luật phản xạ ánh sáng và định luật khúc xạ ánh sáng là

4. Trong sợi quang chiết suất của phần lõi luôn

a) các tia sáng gồm tia tới, tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong mặt phẳng tới.

b) ắt là có phản xạ toàn phần.

c) biểu thức sini thuộc về các môi trường đều có giá trị bằng nhau.

d) lớn hơn chiết suất của phần trong suốt xung quanh.

e) tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới

Trả lời:

1 - c; 2 - b, 3 - a, 4 - d

Bài VI.2, VI.3, VI.4, VI.5 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

VI.2. Một tia sáng truyền trong không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng. Tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau (Hình VI.l). Trong các điều kiện đó, giữa các góc i và r có hệ thức nào?

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6

A. i = r + 90o

B. i + r = 900

C. r = i + 900

D. Một hệ thức khác A, B, C.

Trả lời:

Đáp án B

VI.3. Tiếp câu VI.2. Cho biết chiết suất của chất lỏng là n = 1,73. Vậy góc tới i có giá trị nào?

A. 300

B. 450

C. 600

D. Một giá trị khác A, B, C

Trả lời:

Đáp án C

VI.4. Hai bản trong suốt có các mặt song song được bố trí tiếp giáp nhau như Hình VI.2. Các chiết suất là n1 n2. Một tia sáng truyền qua hai bản với góc tới i1 và góc ló i2. So sánh i1 và i2 ta có kết quả nào?

A. i2 = i1

B. i2 > i1

C. i2 < i1

D. A, B, C đều có thể đúng tùy theo giá trị n1, n2

Trả lời:

Đáp án A

* Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i0.

Xét các điều kiện sau:

(1) n2 > n1

B. n2 < n1

C. sini ≥ n2/n1

D. n2/n1 > sin i

Hãy chọn các điều kiện thích hợp để trả lời hai câu hỏi VI.5 và VI.6 sau đây:

VI.5. Nếu muốn luôn luôn có khúc xạ ánh sáng thì (các) điều kiện là:

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (4)

D. (2) và (3)

Trả lời:

Đáp án A

Bài VI.6 trang 74 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Nếu muốn có phản xạ toàn phần thì (các) điều kiện là:

A. (1)

B. (2)

C. (1) và (4)

D. (2) và (3)

Trả lời:

Đáp án D

Bài VI.7 trang 74 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một thợ lặn ở dưới nước nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao 60° so với đường chân trời. Tính độ cao thực của Mặt Trời so với đường chân trời. Biết chiết suất của nước là n = 4/3.

Trả lời:

Hướng của Mặt Trời mà người thợ lặn nhìn thấy là hướng của các tia sáng khúc xạ vào nước.

Ta có đường đi của các tia sáng như hình VI.1G:

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6

Do đó: r = 900 – 600 = 300

--> sini = nsinr = (4/3)sin300 = 2/3

--> i ≈ 420

Độ cao thực của Mặt Trời so với đường chân trời:

x = 900 – i = 480

Bài VI.8 trang 74 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một cái gậy dài 2m cắm thẳng đứng ở đáy hồ. Gậy nhô lên khỏi mật nước 0,5 m. Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống hồ theo phương hợp với pháp tuyến của mặt nước góc 60°. Tìm chiều dài bóng của cây gậy in trên đáy hồ.

Trả lời:

Bóng của cây gậy trên đáy hồ được biểu thị bởi đoạn BB” (Hình VI.2G)

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6

BB’ = BH + HB’ = HI + HB’ = AH.tani + HB.tanr

Định luật khúc xạ:

sinr=sini/n;cosr=\sqrt{\frac{n^2-\sin^2i}{n}}

tanr=sini/\sqrt{\frac{n^2-\sin^2i}{n}}=0,854

Do đó: BB’ = 0,5.1,73 + 1,5.0,854 – 2,15m

Bài VI.9 trang 74 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một khối nhựa trong suốt hình lập phương, chiết suất n (Hình VI.3). Xác định điều kiện về n để mọi tia sáng từ không khí khúc xạ vào một mặt và truyền thẳng tới mặt kề đều phản xạ toàn phần ở mặt này.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6

Trả lời:

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6

Điều kiện i2 ≥ igh và sini2 ≥ 1/n

Nhưng: sini2 = cosr1; sinr1 = (1/n)sini1

Vậy:

\sqrt{\frac{n^2-\sin^2i_1}{n}}≥1/n

n2≥1+sin2i1

Điều kiện này vẫn phải nghiệm với i1 max = 900

Suy ra n≥√2

Bài VI.10 trang 74 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một khối trong suốt có tiết diện thẳng như Hình VI.4, đặt trong không khí (ABCD là hình vuông; CDE là tam giác vuông cân). Trong mặt phẳng của tiết diện thẳng, chiếu một chùm tia sáng đơn sắc hẹp SI vuông góc với DE (IE < ID).

Giả sử phần CDE có chiết suất n1 = 1,5 và phần ABCD có chiết suất n2 n1 tiếp giáp nhau.

Hãy tính n2 để tia khúc xạ trong thuỷ tinh tới mặt AD sẽ ló ra không khí theo phương hợp với SI một góc 450.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6

Trả lời:

Xem hình VI.4G.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6

Tại J’ phải có khúc xạ:

n2 > n1 hoặc n1/√2<n2<n1

Vì i + r = 900 nên có thể thiết lập hệ thức liên hệ giữa n2 và n1 theo điều kiện tại K.

Do đó r = 450 --> n2 = 1,275

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 6. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
3 699
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Vật Lý 11

    Xem thêm