Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 26

VnDoc xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 26, với bộ câu hỏi bài tập kèm theo lời giải chi tiết sẽ là nguồn thông tin hay để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 26 Khúc xạ ánh sáng vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 10 bài tập trong sách bài tập môn Vật lý lớp 11 bài khúc xạ ánh sáng. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được khái niệm tia khúc xạ, khái niệm tia phản xạ, cách tính tốc độ truyền ánh sáng... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Bài tập SBT Vật lý 11 bài 26

Bài 26.1 trang 67 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đầy đủ và đúng.

  1. Tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới khi
  2. Mọi môi trường trong suốt đều có
  3. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là
  4. Định luật khúc xạ viết thành n1 sin i = n2sin r có dạng

a) chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.

b) ánh sáng truyền vào môi trường chiết quang kém hơn.

c) chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1.

d) một số không đổi.

e) một định luật bảo toàn

Trả lời:

1 – b; 2 – c; 3 – a; 4 – e

Bài 26.2, 26.3 trang 67 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

26.2. Trong một thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng, một học sinh ghi lại trên tấm bìa ba đường truyền của ánh sáng như Hình 26.l, nhưng quên ghi chiều truyền. (Các) tia nào kể sau có thể là tia khúc xạ?

A. IR1

B. IR2.

C. IR3.

D. IR1 hoặc IR3.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 26

Trả lời:

Đáp án A

26.3. Tiếp theo Câu 26.2, vẫn với các giả thiết đã cho, tia nào là tia phản xạ?

A. IR3.

B. IR2.

C. IR1

D. Không có tia nào.

Trả lời:

Đáp án B

Bài 26.4; 26.5, 26.6, 26.7 trang 68 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

26.4. Nếu tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau, mặt khác góc tới là 30° thì chiết suất tỉ đối n21 có giá trị bao nhiêu (tính tròn với hai chữ số)?

A, 0,58.

B. 0,71.

C. l,7.

D. Một giá trị khác A, B, C.

Trả lời:

Đáp án A

26.5. Tỉ số nào sau đây có giá trị bằng chiết suất tỉ đối n12 của môi trường (1) đối với môi trường (2) (các kí hiệu có ý nghĩa như được dùng trong bài học)?

A. sini/sinr

B. 1/n21

C. n2/n1

D. Bất kì biểu thức nào trong số A, B, C

Trả lời:

Đáp án B

26.6. Hãy chỉ ra câu sai.

A. Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường trong suốt đều lớn hơn 1.

B. Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1.

C. Chiết suất tuyệt đối cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường chậm hơn trong chân không bao nhiêu lần.

D. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường cũng luôn luôn lớn hơn 1.

Trả lời:

Đáp án D

26.7. Tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất n = 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương v (tính tròn) là bao nhiêu?

Cho biết hệ thức giữa chiết suất và tốc độ truyền ánh sáng là n = c/v

A. 242 000 km/s.

B. 124 000 km/s.

C. 72 600 km/s.

D. Khác A, B, C

Trả lời:

Đáp án B

Bài 26.8 trang 68 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới i = 60°; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 45°; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 30°. Hỏi nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới i thì góc khúc xạ là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo đề ra: n1sin600 = n2sin450 = n3sin300

Ta phải tìm r3 nghiệm đúng phương trình: n2sin600 = n3sinr3

⇒sinr3=n2/n3sin600=sin300/sin450.sin600⇒r3≈380

Bài 26.9 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một cái máng nước sâu 30 cm, rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng. Đúng lúc máng cạn nước thì có bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối diện (Hình 26.2). Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là n = 4/3. Hãy tính h và vẽ tia sáng giới hạn bóng râm của thành máng khi có nước.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 26

Trả lời:

CC’ = 7cm

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 26

--> HC – HC’ = h(tani – tanr) = 7cm (Hình 26.1G).

tani=4/3;tanr=sinr/cosr;sinr=sini/n=3/5

cosr=\sqrt{1-\sin^2r}\(\sqrt{1-\sin^2r}\)=4/5;tanr=3/4

Do đó:

h(4/3−3/4)=7cm⇒h=12cm

Bài 26.10 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một dải sáng đơn sắc song song chiếu tới mặt chất lỏng với góc tới i. Chất lỏng có chiết suất n. Dải sáng nằm trong một mặt phẳng vuông góc với mặt chất lỏng. Bề rộng của dải sáng trong không khí là d.

Lập biểu thức bề rộng đ của dải sáng trong chất lỏng theo n, i, d.

Trả lời:

Ta có (Hình 26.2G):

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 26

d = IJcosi; d’ = Ijcosr

Suy ra: d′=cosr/cosi.d=cosrcosid

Nhưng:

cosr=\sqrt{1-\sin^2r}\(\sqrt{1-\sin^2r}\)=\sqrt{1-\frac{1-\sin^2i}{n^2}}\(\sqrt{1-\frac{1-\sin^2i}{n^2}}\)=\sqrt{\frac{n^2-\sin^2i}{n\cos i}}\(\sqrt{\frac{n^2-\sin^2i}{n\cos i}}\)d

Do đó:

d′=\sqrt{\frac{n^2-\sin^2i}{n\cos i}}d\(\sqrt{\frac{n^2-\sin^2i}{n\cos i}}d\)

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 26. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Vật Lý 11

    Xem thêm