Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10

VnDoc xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10, nội dung tài liệu được cập nhật và kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý một cách đơn giản hơn.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được VnDoc.com tổng hợp lời giải của 10 bài tập trong sách bài tập môn Vật lý lớp 11 bài 10 về đoạn mạch chứa nguồn điện, ghép các nguồn điện thành bộ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tai đây.

Bài tập SBT Vật lý 11 bài 10

Bài 10.1, 10.2 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

10.1. Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện

A. đặt liên tiếp cạnh nhau.

B. với các cực được nối liên tiếp với nhau.

C. mà các cực dương của nguồn này được nối với cực âm của nguồn điện tiếp sau.

D. với các cực cùng dấu được nối liên tiếp với nhau.

Trả lời:

Đáp án C

10.2. Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm các nguồn điện

A. có các cực đặt song song nhau.

B. với các cực thứ nhất được nối bằng dây dẫn vào một điểm và các cực còn lại được nối vào điểm khác.

C. được mắc thành hai dãy song song, trong đó mỗi dãy gồm một số nguồn mắc nối tiếp.

D. với các cực dương được nối bằng dây dẫn vào một điểm và các cực âm được nối vào điểm khác.

Trả lời:

Đáp án D

Bài 10.3, 10.4 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

10.3. Suất điện động của bộ nguồn nối tiếp bằng

A. suất điện động lớn nhất trong số suất điện động của các nguồn điện có trong bộ.

B. trung bình cộng các suất điện động của các nguồn có trong bộ.

C. suất điện động của một nguồn điện bất kì có trong bộ.

D. tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ.

Trả lời:

Đáp án D

10.4. Bốn nguồn điện giống nhau, có cùng suất điện động E và điện trở trong r, được mắc thành bộ nguồn theo sơ đồ như Hình 10.1. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn này tương ứng là?

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10

A. E, r

B. 2E, r

C. 2E, 2r

D. 4E, 4r

Trả lời:

Đáp án B

Bài 10.5 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Hai nguồn điện có suất điện động như nhau E1 = E2 = 2V và có điện trở trong tương ứng là r1 = 0,4 Ω và r2 = 0,2 Ω được mắc với điện trở R thành mạch điện kín có sơ đồ như Hình 10.2. Biết rằng, khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của một trong hai nguồn bằng 0. Tính trị số của điện trở R

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10

Trả lời:

Theo sơ đồ hình 10.2 thì hai nguồn này tạo thành bộ nguồn nối tiếp, do đó áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta tìm được dòng điện chạy trong mạch có cường độ là:

I=4/R+0,6

Giả sử hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn E1 bằng 0, ta có

U1=E1−Ir1=2−1,6/R+0,6=0

Phương trình này cho nghiệm là: R = 0,2 Ω.

Giả sử hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn E2 bằng 0 ta có U2 = E2 – Ir2.

Thay các trị số ta cũng đi tới một phương trình của R. Nhưng nghiệm của phương trình này là R = -0,2 Ω < 0 và bị loại.

Vậy chỉ có một nghiệm là: R = 0,2 Ω và khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn bằng 0.

Bài 10.6 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong tương ứng là E1 = 3V; r1 = 0,6Ω; E2 = 1,5V; r2 = 0,4Ω được mắc với điện trở R = 4 Ω. Thành mạch điện kín có sơ đồ như Hình 10.3.

a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10

Trả lời:

a) Theo sơ đồ Hình 10.3 thì hai nguồn đã cho được mắc nối tiếp với nhau, áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta tính được cường độ dòng điện chạy trong mạch là: I1 = 0,9 A.

b) Hiệu điện thế giữa cực dương và cực âm của nguồn E1 là:

U11 = E1 – I1r1 = 2,46V

Hiệu điện thế giữa cực đương và cực âm của nguồn E2 là:

U21 = E2 – Ir2 = 1,14V

Bài 10.7 trang 27, 28 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Hai nguồn điện có cùng suất điện động E và điện trở trong r được mắc thành bộ nguồn và được mắc với điện trở R = 11 Ω như sơ đồ Hình 10.4.

Trong trường hợp Hình 10.4a thì dòng điện chạy qua R có cường độ I1 = 0,4 A; còn trong trường hợp Hình 10.4b thì dòng điện chạy qua R có cường độ I2 = 0,25 A.

Tính suất điện động E và điện trở trong r.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10

Trả lời:

Với sơ đồ mạch điện Hình 10.4a, hai nguồn được mắc nối tiếp và ta có:

U1 = I1R = 2E – 2I1r.

Thay các giá trị bằng số ta đi tới phương trình:

2,2 = E - 0,4r (1)

Với sơ đồ mạch điện Hình 10.4b, hai nguồn được mắc song song và ta có:

U2=I2R=E−1/2Ir

Thay các giá trị bằng số ta đi tới phương trình:

2,75 = E - 0,125r (2)

Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được các giá trị cần tìm là:

E - 3 V và r = 2 Ω

Bài 10.8 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong tương ứng là E1 = 4 V ; r1 = 2 Ω và E2 = 3 V ; r2 = 3 Ω được mắc với biến trở R thành mạch điện kín theo sơ đồ như Hình 10.5.

Biến trở phải có trị số R0 là bao nhiêu để không có dòng điện chạy qua nguồn E2?

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10

Trả lời:

Khi không có dòng điện chạy qua nguồn E2 (I2 = 0) thì I1 = I (xem sơ đồ mạch điện Hình 10.1G). Áp dụng định luật Ôm cho mỗi đoạn mạch ta có:

UAB = E2 = E1 – Ir1 = IR0, với R0 là trị số của biến trở đối với trường hợp này.

Thay các trị số đã cho và giải hệ phương trình ta tìm được: R0 = 6 Ω

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10

Bài 10.9 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một bộ nguồn gồm 20 acquy giống nhau, mỗi acquy có suất điện động E0 = 2 V và điện trở trong r0 = 0,1 Ω, được mắc theo kiểu hỗn hợp đối xứng. Điện trở R = 2 Ω được mắc vào hai cực của bộ nguồn này.

a) Để dòng điện chạy qua điện trở R có cường độ cực đại thì bộ nguồn này phải gồm bao nhiêu dãy song song, mỗi dãy gồm bao nhiêu acquy mắc nối tiếp?

b) Tính cường độ dòng điện cực đại này.

c) Tính hiệu suất của bộ nguồn khi đó.

Trả lời:

a) Giả sử bộ nguồn này có m dãy, mỗi dãy gồm n nguồn mắc nối tiếp, do đó nm = 20. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn này là:

Eb = nE0= 2n; rb=nr0/m=n/10m

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta tìm được cường độ dòng điện chạy qua điện trở R là: (1)

I=Eb/R+rb=nmE0/mR+nr0=20E0/mR+nr0

Để I cực đại thì mẫu số của vể phải của (1) phải cực tiểu. Áp dụng bất đẳng thức Cô-si thì mẫu số này cực tiểu khi: mR = nr0. Thay các giá trị bằng số ta được: n = 20 và m = 1.

Vậy để cho dòng điện chạy qua điện trở R cực đại thì bộ nguồn gồm m = 1 dãy với n = 20 nguồn đã cho mắc nối tiếp.

b) Thay các trị số đã cho và tìm được vào (1) ta tìm được giá trị cực đại của I là: Imax = 10 A

c) Hiệu suất của bộ nguồn khi đó là:

H=R/R+rb=50%

Bài 10.10 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

n nguồn điện như nhau có cùng suất điện động E và điện trở trong r. Hoặc mắc nối tiếp hoặc mắc song song tất cả các nguồn này thành bộ nguồn rồi mắc điện trở R như sơ đồ Hình 10.6a và 10.6b. Hãy chứng minh rằng trong cả hai trường hợp, nếu R = r thì dòng điện chạy qua R có cùng cường độ.

Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10

Trả lời:

Theo sơ đồ Hình 10.6a và nếu R = r thì dòng điện chạy qua R có cường độ là:

I1=nE/R+n/r=nE/(n+1)r (1)

Theo sơ đồ Hình 10.6b và nếu R = r thì dòng điện chạy qua R có cường độ là:

I2=E/R+r/n=nE/(n+1)r (2)

Từ (1) và (2) cho ta điều phải chứng minh.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 10. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Vật Lý 11

    Xem thêm