Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo Bản 2 (Học kì 1)

Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo

Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo chương trình sách giáo khoa mới, cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy phù hợp. Bộ giáo án được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng. Mời các thầy cô tải về tham khảo, phục vụ quá trình soạn giáo án sách giáo khoa lớp 7 mới.

CHỦ ĐỀ 1: BÌNH HOA TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT

BÀI 1: VẼ TĨNH VẬT (2 tiết)

1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a. Về phẩm chất:

- Phát triển tình yêu thiên nhiên, đất nước, môi trường sống và trân trọng cái đẹp có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo vẽ tranh tĩnh vật màu, tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

b. Về năng lực:

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng các vật liệu, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi giải quyết vấn đề, nhận xét chia sẻ cảm nhận về sản phẩm.

* Năng lực đặc thù

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: học sinh biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của các sản phẩm gốm, bình hoa… hiểu được giá trị của tĩnh vật trong đời sống hằng ngày;

- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài tĩnh vật màu qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố nghệ thuật nét, mảng, màu…;

- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: xây dựng kĩ năng trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của một bức tranh tĩnh vật và nêu được công dụng của tranh trong đời sống hằng ngày;

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

a. Giáo viên:

- SGK, SGV, KHBD, tranh vẽ tĩnh vật màu, mẫu vẽ lọ hoa và quả có hình dạng đơn giản, các bước hướng dẫn cách vẽ.

b. Học sinh:

- SGK, VBT(nếu có) đồ dùng học tập, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, … Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vẽ ...

Gợi ý phương pháp, kỹ thuật dạy học

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá, trò chơi…

- Hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

NỘI DUNG

HĐ của GV

HĐ của HS

HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát nhận thức:

. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được hướng ánh sáng, hình dáng, màu sắc vật mẫu

. Nội dung:

- Quan sát, thảo luận về nguồn, hướng ánh sáng chính

- Cách bày trí vật mẫu

- Hình dáng, màu sắc vật mẫu

(10 phút)

 

- Ổn định, khởi động:

- Giới thiệu bài mới: Bình hoa trong sáng tạo mĩ thuật- bài vẽ tĩnh vật

- Giới thiệu một số hình ảnh về tranh tĩnh vật (5 phút)

Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo

Vẽ tranh tĩnh vật là hình thức mô phỏng mẫu để tạo hình sản phẩm.

 

 

- Hs tham gia trò chơi và cùng nhận xét với GV

 

 

 

 

 

 

 

- Hs quan sát tìm hiểu thêm về tranh tĩnh vật

- Hs quan sát và phân tích hướng sáng, hình dáng, màu sắc của vật mẫu

HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động luyện tập và sáng tạo

. Mục tiêu: Hướng dẫn các bước vẽ tranh tĩnh vật

. Nội dung: Tham khảo các bước vẽ tranh tĩnh vật

(20 phút)

- Gv chuẩn bị vật mẫu và cùng học sinh quan sát phân tích (5 phút)

Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo

 

- Gợi ý các bước:

1. Vẽ phác hình bằng nét màu

2. Vẽ khái quát các mảng màu

3. Vẽ màu theo cảm xúc và đặc điểm của mẫu

4. Hoàn thiện sản phẩm

 

 

* Khi vẽ tĩnh vật, ngoài bố cục và màu sắc thì yếu tố ánh sáng rất quan trọng, nhờ có nguồn sáng mà hình, khối, đậm, nhạt của vật mẫu nổi trong không gian

- Gv giao nhiệm vụ thực hiện một bài vẽ tranh tĩnh vật, chất liệu tự chọn (17 phút)

- Tham khảo sản phẩm mĩ thuật

 

- Hs quan sát và phân tích vật mẫu:

+ mẫu gồm có mấy vật?

+ Hình dáng lọ hoa?

+ Hoa gì, có mấy loại?

+ Vị trí đặt mẫu?

+ Vị trí xa gần của từng vật mẫu

+ Hướng ánh sáng chiếu lên vật mẫu?

+ Màu sắc hoa nào đậm và hoa nào nhạt hơn

+ Bóng đổ của vật mẫu trên nền

- Hs thực hiện vẽ tranh tĩnh vật ( phần bố cục và dựng hình)

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích đánh giá

. Mục tiêu: Phân tích nhận xét sản phẩm trước khi hoàn

. Nội dung: Phân tích – nhận xét, hướng dẫn hỗ trợ sản phẩm ở bước bố cục và dựng hình

(10 phút)

- Gv cho Hs trình bày bài vẽ và cùng cả lớp phân tích đánh giá

+ Nhận xét bố cục tranh, đường nét, hướng ánh sáng, ....

 

- Hs trình bày bài vẽ nhận xét tham khảo bài bạn

HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng

. Mục tiêu: Vận dụng – sáng tạo về chất liệu tạo sản phẩm

. Nội dung: Hướng dẫn mở rộng về chất liệu sử dụng tạo sản phẩm tranh tĩnh vật

(5 phút)

- Gv mở rộng giới thiệu thêm chất liệu tạo sản phẩm như: tranh xé dán, tranh đất sét, tranh màu nước, màu sáp, tranh sơn dầu, ….

 

 

- Hs nhận thức chọn lựa chất liệu phù hợp

- Củng cố

- Dặn dò

.............................

Tài liệu còn rất dài, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ giáo án

Để giúp thầy cô có tài liệu tham khảo, phục vụ việc soạn giáo án, VnDoc gửi tới các bạn chuyên mục Giáo án lớp 7, với đầy đủ các môn học của bộ Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo trọn bộ giáo án lớp 7 năm học 2022 - 2023 tại chuyên mục Giáo án lớp 7 nhé.

Ngoài Giáo án Mĩ thuật 7 CTST bản 2, mời các bạn tham khảo tài liệu các môn học lớp 7 sách Chân trời sáng tạo như Toán 7 , Ngữ văn 7 , Lịch sử 7 ,... được biên soạn và cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 7

Nhóm Sách Chân trời sáng tạo THCS

Đánh giá bài viết
1 501
Sắp xếp theo

Giáo án lớp 7

Xem thêm