Phân phối chương trình Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo (Bản 1)

Phân phối chương trình SGK lớp 7 môn Mĩ thuật

VnDoc giới thiệu tới thầy cô Phân phối chương trình môn Mĩ thuật 7 sách Chân trời sáng tạo Bản 1 năm học 2022 - 2023. Tài liệu bao gồm phân phối chương trình môn Mĩ thuật lớp 7 hoc kì 1 và học kì 2. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy trong nhà trường.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

GỢI Ý PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT THEO SÁCH GIÁO KHOA MĨ THUẬT 7

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – BẢN 1

Theo yêu cầu của Chương trình Mĩ thuật 2018, thời lượng thực hiện Chương trình môn Mĩ thuật 7 là 35 tiết/năm học, trong đó quy định hai mạch nội dung chính: Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng. Nội dung Lí luận và LSMT được lồng ghép trong 2 mạch nội dung trên

Nội dung môn học Mĩ thuật lớp 7 tập trung vào các chủ đề: Văn hoá, xã hội; Nghệ thuật Trung đại Việt Nam và thế giới. Các tác giả đặt HS vào trung tâm của các mối quan hệ bản thân với gia đình, với nhà trường, với cuộc sống xung quanh. Từ các mối quan hệ, sự quan tâm, nhận thức và tâm sinh lý của lứa tuổi HS lớp 7, nhóm tác giả xây dựng các bài học dựa trên nội dung các chủ đề chính theo quy định của chương trình mĩ thuật lớp 7 với 18 bài/năm học.

Kiểm tra đánh giá môn Mĩ thuật ở THCS, cụ thể là lớp 7, quy định gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì bằng nhận xét với ba hình thức: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và đánh giá của giáo viên. Kết quả đánh giá định kì cuối học kỳ I là tổng hợp kết quả từ đầu năm học đến kết thúc học kì I; Kết quả đánh giá định kì cuối học kì II là tổng hợp kết quả đánh giá từ đầu học kì II đến kết thúc học kì II.

Phân phối Chương trình sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 7 cụ thể như sau:

Tuần

Tên bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

HỌC KÌ I

CHỦ ĐỀ: CHỮ CÁCH ĐIỆU TRONG ĐỜI SỐNG

1 - 2

Bài 1.

Nhịp điệu và sắc màu của chữ.

2

- Chỉ ra được nét đẹp, cách tạo hình và trang trí từ những chữ cái.

1. - Tạo được một bố cục trang trí bằng những chữ cái.

- Phân tích được nhịp điệu và sự tương phản của nét, hình, màu trong bài vẽ.

- Nêu được vai trò, giá trị tạo hình của chữ ứng dụng trong đời sống.

3 - 4

Bài 2.

Logo dạng chữ

2

- Nêu được cách thức sáng tạo logo (lô gô) dạng chữ.

- Vẽ được logo tên lớp.

- Phân tích được sự phù hợp giữa nội dung và hình thức, tính biểu tượng của logo trong sản phẩm

- Chia sẻ được cảm nhận về sự hấp dẫn của chữ trong thiết kế logo.

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

5 - 6

Bài 3.

Đường diềm trang trí với hoạ tiết thời Lý

2

- Chỉ ra được vẻ đẹp tạo hình và cách trang trí đường diềm với hoạ tiết
thời Lý.

- Tạo được mẫu trang trí đường diềm với hoạ tiết thời Lý.

- Phân tích được sự lặp lại, nhịp điệu, hài hoà về đường nét, hình khối
của hoạ tiết thời Lý trong sản phẩm mĩ thuật.

- Có ý thức giữ gìn, phát huy nét đẹp di sản nghệ thuật của dân tộc.

7 - 8

Bài 4.

Trang phục áo dài với hoạ tiết dân tộc

2

- Chỉ ra được cách lựa chọn và vận dụng hoạ tiết thời Lý vào thiết kế trang phục.

- Mô phỏng được dáng áo dài với hoạ tiết trang trí thời Lý.

- Phân tích được nguyên lí cân bằng, nhịp điệu và điểm nhấn của hình trang trí trong sản phẩm.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy giá trị của di sản nghệ thuật dân tộc.

9 - 10

Bài 5.

Bìa sách với di sản kiến trúc Việt Nam

2

- Nêu được cách kết hợp chữ, hình, màu tạo bìa sách.

- Tạo được bìa sách giới thiệu công trình kiến trúc Trung đại Việt Nam.

- Phân tích được sự hài hoà về màu sắc, tỉ lệ hình và chữ trên bìa sách.

- Có ý thức bảo tồn và quảng bá giá trị của di sản văn hoá dân tộc.

CHỦ ĐỀ: HÌNH KHỐI TRONG KHÔNG GIAN

11 - 12

Bài 6.

Mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu

2

- Chỉ ra được cách vẽ vật mẫu có dạng khối trụ, khối cầu trên mặt phẳng.

- Vẽ được bức tranh ngôi nhà có hình khối và không gian xa gần.

- Phân tích được màu sắc, đậm nhạt của ngôi nhà và cảnh vật trong bài vẽ.

- Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của không gian, ánh sáng tác động lên hình khối trong tự nhiên.

13 - 14

Bài 7.

Ngôi nhà trong tranh

2

- Chỉ ra được cách vẽ phối cảnh xa gần của ngôi nhà và cảnh vật trong tranh.

- Vẽ được bức tranh ngôi nhà mơ ước.

- Phân tích được vị trí trước, sau của các cảnh vật trong bài vẽ. Chia sẻ được cảm nhận về cách diễn tả không gian và ánh sáng trong tranh vẽ.

- Chia sẻ được cảm nhận về vai trò của môi trường thiên nhiên với cuộc sống của con người.

15 - 16

Bài 8.

Chao đèn trong trang trí kiến trúc

2

- Chỉ ra được vẻ đẹp và kĩ thuật thiết kế tạo dáng sản phẩm với nguyên lí lặp lại, cân bằng.

- Tạo được chao đèn trong trang trí kiến trúc bằng bìa cac tông.

- Trình bày ý tưởng và phân tích được các nguyên lí tạo hình vận dụng trong sản phẩm.

- Nêu được vai trò, ý nghĩa, công năng của sản phẩm thiết kế phục vụ đời sống.

17 - 18

Tổng kết Học kì I :

Trưng bày sản phẩm mĩ thuật

2

- Nêu được các hình thức mĩ thuật của mỗi bài học.

- Lựa chọn và trưng bày được các sản phẩm mĩ thuật .

- Chỉ ra được các yếu tố và nguyên lí mĩ thuật được sử dụng trong sản phẩm.

- Tự đánh giá được kết quả học tập môn Mĩ thuật của bản thân và tham gia đánh giá đánh giá kết quả học tập của bạn

HỌC KÌ II

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI

19 - 20

Bài 9.

Cân bằng, đối xứng trong kiến trúc Gothic

2

- Chỉ ra được nét đặc trưng và cách vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic (Gô-tích).

- Vẽ mô phỏng được cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

- Phân tích được nguyên lí cân bằng đối xứng, lặp lại trong cấu trúc cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

- Nêu được cảm nhận về nét đẹp và phong cách chủ đạo trong trang trí của kiến trúc thời kì Trung đại.

21 - 22

Bài 10.

Hình khối của nhân vật trong điêu khắc

2

- Nêu được cách tạo hình nhân vật 3D theo tỉ lệ đầu người.

- Mô phỏng được hình dáng nhân vật theo tỉ lệ đầu người bằng dây thép và đất nặn.

- Phân tích được tỉ lệ, sự cân đối về hình khối trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của hình thể con người trong tác phẩm điêu khắc thời kì Trung đại.

23 - 24

Bài 11.

Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng

2

- Nêu được cách mô phỏng hình chân dung trong tranh thời Phục hưng

- Vẽ mô phỏng được chân dung nhân vật trong tranh thời Phục hưng..

- Phân tích được nét đẹp đặc trưng của chân dung nhân vật trong tranh Phục hưng và trong bài vẽ.

- Có ý thức phát huy giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật Phục hưng trong học tập và sáng tạo.

25 - 26

Bài 12.

Những mảnh ghép thú vị

2

- Chỉ ra được vẻ đẹp tạo hình và cách làm tranh ghép mảnh bằng giấy màu.

- Tạo được bức tranh ghép mảnh bằng giấy, bìa màu.

- Phân tích được vẻ đẹp tạo hình của tranh ghép mảnh qua sản phẩm mĩ thuật.

- Nêu được vai trò và giá trị của việc ứng dụng hình thức tranh Mosaic trong cuộc sống.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG XƯA VÀ NAY

27 - 28

Bài 13.

Chạm khắc đình làng

2

- Chỉ ra được vẻ đẹp tạo hình và cách mô phỏng hình ảnh chạm khắc đình làng.

- Mô phỏng được một hình ảnh cham khắc đình làng bằng đất nặn hoặc vật liệu dẻo.

- Phân tích được nét, màu trong tranh dân gian Hàng Trống và trong bài vẽ.

- Nêu được giá trị lịch sử, văn hoá của nghệ thuật điêu khắc đình làng.

29 - 30

Bài 14.

Nét, màu trong tranh dân gian Hàng Trống

2

- Nêu được nét, màu đặc trưng và hình thức thể hiện của tranh dân gian Hàng Trống.

- Vẽ mô phỏng được một bức tranh dân gian Hàng Trống.

- Phân tích được tỉ lệ giữa các nhân vật, phối cảnh xa gần trong tranh dân gian và trong bài vẽ.

- Có ý thức vận dụng các giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian trong học tập và trong cuộc sống.

31 – 32

Bài 15.

Tranh vẽ theo hình thức ước lệ

2

- Chỉ ra được cách vẽ tranh theo hình thức ước lệ của tranh dân gian.

- Vẽ được bức tranh thể hiện hoạt động ngày hè theo hình thức ước lệ.

- Phân tích được nét đặc trưng về tỉ lệ nhân vật, màu sắc, không gian trong tranh dân gian và trong bài vẽ.

- Có ý thức vận dụng nét đẹp của tranh dân gian trong học tập và sáng tạo.

33 - 34

Bài 16

Sắc màu của tranh in

2

- Nêu được nét đặc trưng của hình in và kĩ thuật tạo tranh in độc bản đơn giản.

- Tạo được tranh in từ mica.

- Phân tích được màu sắc, chất cảm của hình in trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chỉ ra được vẻ đẹp và đặc điểm của tranh in độc bản.

35

Tổng kết cuối năm :

Trưng bày sản phẩm mĩ thuật

1

Nêu được các hình thức mĩ thuật của mỗi bài học.

- Lựa chọn và trưng bày được các sản phẩm mĩ thuật .

- Chỉ ra được các yếu tố và nguyên lí mĩ thuật được sử dụng trong sản phẩm.

- Tự đánh giá được kết quả học tập môn Mĩ thuật của bản thân và tham gia đánh giá đánh giá kết quả học tập của bạn cả năm học.

Tổng số tiết

35

Trên đây chỉ là gợi ý phân phối chương trình môn Mĩ thuật 7 của nhóm tác giả. Tuỳ vào điều kiện thực tế của địa phương, tuỳ vào đối tượng học sinh mà các cơ sở giáo dục có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp, miễn là đảm bảo các yêu cầu cần đạt của Chương trình Mĩ thuật 2018.

NHÓM TÁC GIẢ.

.............................

Trên đây là Phân phối chương trình Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo (Bản 1). Hy vọng đây là tài liệu hữu ích hỗ trợ thầy cô lên kế hoạch xây dựng bài giảng phù hợp với chương trình SGK lớp 7 mới.

Ngoài tài liệu trên, mời thầy cô tham khảo thêm tài liệu các môn học lớp 7 như Toán 7, Ngữ văn 7, Lịch sử 7,... cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Đánh giá bài viết
1 478
Sắp xếp theo

    Lớp 7

    Xem thêm