Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 16 ý tưởng tạo bài giảng thú vị và hiệu quả dành cho giáo viên

Thách thức lớn nhất đối với bất kỳ giáo viên nào là thu hút sự chú ý của mỗi học sinh và truyền đạt ý tưởng bài học hiệu quả tạo ấn tượng lâu dài. Dưới đây VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Top 16 ý tưởng tạo bài giảng thú vị và hiệu quả dành cho giáo viên.

Đây là 16 ý tưởng sáng tạo sẽ giúp bạn điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy và làm cho giờ học trở nên tích cực hơn.

1. Dạy học sáng tạo

Dạy học sáng tạo

Hãy nhờ sự trợ giúp của các công cụ để kích thích sự sáng tạo. Bao gồm các trò chơi vui nhộn hoặc các hình thức vận động thể chất sẽ kích thích tư duy của học sinh và thu hút sự quan tâm của chúng.

Đây là một phương pháp đã được thử nghiệm theo thời gian để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh và khuyến khích chúng tham gia một cách tích cực.

Hãy mang sự sáng tạo dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau vào tất cả các môn học của bạn, có thể là toán học, khoa học hoặc lịch sử. Hãy nghĩ cách để phát triển ý tưởng sáng tạo của học sinh. Hãy khuyến khích các ý tưởng khác nhau, cho học sinh được tự do khám phá

2. Công cụ âm thanh và video

Kết hợp các tài liệu nghe nhìn để bổ sung cho các tài liệu trong sách giáo khoa. Nó có thể là mô hình, phim, phim tài liệu, hình ảnh, infographics hoặc các công cụ bản đồ tư duy,…Những công cụ như vậy sẽ giúp trí tưởng tượng của học sinh phát triển. Những phương pháp này sẽ không chỉ phát triển khả năng lắng nghe mà còn giúp học sinh hiểu các khái niệm tốt hơn.

Ví dụ, bạn có thể sử dụng các bài phỏng vấn nhân chứng lịch sử là công cụ để học sinh thảo luận về một vấn đề hoặc chủ đề trong bài học.

Nếu bạn là người am hiểu về công nghệ, cũng có một số ứng dụng thông minh để tạo các bài trình chiếu hoặc thuyết trình hấp dẫn.

3. Học tập gắn với ứng dụng thực tiễn

Gắn nội dung bài học với những ứng dụng trên thực tế sẽ làm cho việc giảng dạy của bạn trở nên mới mẻ và làm phong phú thêm việc học trên lớp.

Thông qua các tình huống thực tế sẽ làm cho nội dung bài học trở nên dễ hiểu và dễ học. Nó sẽ khơi dậy sự quan tâm của học sinh và khiến chúng hào hứng tham gia.

4. Động não

Tài liệu dành cho giáo viên

Dành thời gian cho hoạt động “brain storming” “động não” trong lớp học của bạn. Đây là công cụ hiệu quả để thôi thúc học sinh sáng tạo.

Khi bạn có nhiều bộ não tập trung vào một chủ đề, bạn chắc chắn sẽ nhận được nhiều ý tưởng mới lạ và cũng sẽ lôi kéo mọi người tham gia vào cuộc thảo luận.

Hoạt động này cũng là nền tảng tuyệt vời để học sinh nói lên suy nghĩ của bản thân mà không phải lo lắng về việc đúng hay sai.

Giáo viên cần đặt một số quy tắc cơ bản trước khi bắt đầu. Bạn có thể tổ chức các hoạt động brain storming cá nhân hoặc theo nhóm, theo cặp đôi.

5. Các hoạt động học tập trải nghiệm bên ngoài lớp học

Một số bài học sẽ hiệu quả hơn khi chúng được dạy bên ngoài lớp học. Tổ chức các chuyến đi thực địa có liên quan đến các bài học hoặc chỉ đơn giản là đưa học sinh đi dạo bên ngoài lớp học.

Học sinh sẽ tìm thấy điều này mới mẻ và thú vị. Không cần nỗ lực nhiều, học sinh sẽ học và nhớ những gì bạn dạy.

6. Đóng vai

Dạy học thông qua nhập vai là một cách tuyệt vời để khiến trẻ bước ra khỏi vùng an toàn, thoải mái và phát triển kỹ năng giao tiếp.

Phương pháp này rất có hiệu quả, đặc biệt là trong bộ môn văn học, lịch sử hoặc giảng dạy về các sự kiện hiện tại. Phương pháp đóng vai sẽ giúp học sinh đồng cảm với nhân vật và hiểu sâu sắc hơn bối cảnh lịch sử của tác phẩm.

Hoạt động đóng vai có hiệu quả đối với học sinh ở hầu hết mọi lứa tuổi. Bạn chỉ cần tùy chỉnh tùy thuộc vào nhóm tuổi, cấp lớp mà mình đang dạy.

7. Truyện tranh

Biến những nội dung bài học thành một câu truyện tranh trong đó có các nhân vật, tình tiết, cốt truyện được thể hiện dưới dạng hình ảnh. Đây là phương pháp hiệu quả để dạy bất kỳ môn học nào đòi hỏi ghi nhớ các sự kiện hoặc mô hình hóa các khái niệm.

Giáo viên lịch sử có thể sử dụng phương pháp này để tái hiện nội dung một sự kiện. Hoạt động trực quan này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn. Bạn cũng có thể khuyến khích sử dụng các câu truyện tranh như hình thức giao tiếp và để học sinh kể một câu chuyện bằng hình ảnh bằng trí tưởng tượng của chúng.

8. Môi trường lớp học kích thích

Một môi trường lớp học được trang trí hấp dẫn, sẽ giúp kích thích tâm trí học sinh và sẽ giúp tư duy và học tập tốt hơn.

Một môi trường sáng tạo và kích thích như vậy sẽ giúp học sinh khám phá và khuyến khích học sinh tìm hiểu sâu hơn về bài học.

Môi trường học tập hấp dẫn không chỉ dành cho các học sinh mầm non, tiểu học mà còn đúng với cả học sinh ở bậc THCS và THPT.

9. Khuyến khích những ý tưởng mới

Một thái độ cởi mở có thể giúp bạn đổi mới phương pháp giảng dạy. Mặc dù bạn có thể nhận thức được điều đó, nhưng để thực hiện được nó là cả một quá trình. Hãy thử thách chính bản thân và đảm bảo bạn thử những ý tưởng mới trong lớp học.

10. Suy nghĩ về một sở thích mới

Đôi khi, công việc bận rộn có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của bạn trong quá trình giảng dạy. Bạn có thể nghỉ ngơi một vài giờ và tham gia vào các hoạt động khác mà bạn quan tâm.

Điều này sẽ làm bạn có thêm nguồn cảm hứng, đam mê và hứng thú hơn.

11. Làm việc cùng nhau

Chúng ta đều hiểu vai trò của làm việc nhóm, hợp tác cùng nhau. Hãy suy nghĩ về việc dành thời gian chia sẻ chuyên môn với các đồng nghiệp. Hãy chia sẻ quan điểm về việc cải thiện phương pháp giảng dạy, bạn có thể thấy nhiều đồng nghiệp có những chiến lược thú vị.

Vì vậy, hãy hợp tác và giới thiệu phương pháp giảng dạy sáng tạo.

12. Câu đố và trò chơi

Câu đố và trò chơi học tập là một phần của hoạt động giảng dạy tích cực. Học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi tham gia vào các trò chơi. Đồng thời, các thử thách trong trò chơi cũng khiến học sinh sáng tạo hơn trong quá trình học tập.

13. Bắt đầu các Câu lạc bộ hoặc nhóm

Đã bao giờ bạn suy nghĩ về việc bắt đầu một câu lạc bộ hoặc nhóm học tập sau giờ học?

Khi trở thành một giáo viên bạn có thể không có đủ thời gian để theo đổi các chủ đề hoặc những điều mà bạn thực sự đam mê. Tại sao bạn không thử làm nó trong các hoạt động ngoại khóa sau giờ học cùng học sinh.

Bạn có thể chia sẻ quan điểm của mình và học hỏi thêm từ các đồng nghiệp ở các nhóm chuyên môn sau giờ học.

14. Đọc các sách về sự sáng tạo

Để trở thành một giáo viên sáng tạo, bạn cần dành thời gian nghiên cứu các cuốn sách về ý tưởng, kĩ thuật sáng tạo

Có rất nhiều sách nói về sự sáng tạo.

Chọn một số cuốn sách tốt nhất và bắt đầu học, nó sẽ hữu ích cho sự phát triển chuyên môn của bạn.

15. Yêu thích những gì bạn làm

Bạn chỉ có thể cống hiến hết mình nếu bạn thực sự yêu thích những gì bạn làm.

Khi bạn không cảm thấy áp lực, căng thẳng, bạn sẽ sáng tạo và truyền cảm hứng hơn.

Hãy yêu công việc của bạn đang làm, cảm thấy hạnh phúc mỗi phút giây, bạn sẽ cảm thấy thư giãn và muốn thử nghiệm những ý tưởng mới mẻ.

16. Giới thiệu bài học như một câu chuyện

Chỉ cần nghĩ, tại sao bạn thích xem phim hay đọc truyện ngôn tình. Bởi vì, nó luôn khiến bạn cảm thấy thú vị và muốn tìm hiểu những điều tiếp theo.

Cũng tương tự như thế, buổi học trở nên thú vị hơn khi bạn giới thiệu nó như một câu chuyện. Nếu bạn sáng tạo, thậm chí bạn có thể biến các bài học trong môn toán thành những câu chuyện thú vị.

Những ý tưởng sáng tạo này chắc chắn sẽ giúp bạn thay đổi phương pháp giảng dạy, lôi cuốn sự tham gia của học sinh và trở thành người giáo viên hiệu quả hơn.

Ngoài Top 16 ý tưởng tạo bài giảng thú vị và hiệu quả dành cho giáo viên. Các bạn có thể tham khảo thêm Ý tưởng trang trí lớp học mầm non, trang trí lớp học tiểu học đẹp và ấn tượng sẽ giúp các bé hứng khởi trong học tập. Những lớp học mầm non, tiểu học... sẽ trở nên thân thiện, vui vẻ hơn với những hình ảnh trang trí thú vị theo từng chủ đề, như gia đình, con vật, thiên nhiên, giáng sinh, trung thu...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm