Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 2

Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 2. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả Lịch sử 12 cao hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1: Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là:

A. Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

C. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận

D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

Câu 2: Lí do Liên Xô đẩy mạnh không phục kinh tế và xây dựng CNXH ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc là gì?

A. Để chạy đua vũ trang với Mĩ, nhằm duy trì "Trật tự thế giới hai cực"

B. Hàn gắn vết thương chiến tranh và nhanh chóng xây dựng thành công chế độ XHCN.

C. Muốn cạnh tranh vị thế cường quốc với Mĩ

D. Vượt qua thế bao vây, cấm vận của Mĩ và các nước tây Âu.

Câu 3: Trong những năm CNXH ở Liên X và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, Đảng và nhà nước Việt Nam cho rằng.

A. CNXH ở Việt Nam không chịu tác động từ khủng hoảng này, nên không cần sự điều chỉnh

B. Hệ thống CNXH trên thế giới chịu tác động lớn, nên phải điều chỉnh và tiến hành đổi mới đất nước.

C. Mô hình CNXH không phù hợp ở Châu Âu

D. Công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam không chịu tác động, nhưng vẫn cần phải đúc kết bài học kinh nghiệm.

Câu 4: Biến đổi nào ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới?

A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường XHCN

B. Nhật Bản đạt được sự phát triển "thần kì", trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

C. Hàn Quốc trở thành "con rồng" kinh tế nổi bật nhất của khu vực Đông Bắc Á.

D. Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành "con rồng" kinh tế của Châu Á.

Câu 5: Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là:

A. Tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng

B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế

C. Đều tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài

D. Đảng Cộng Sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường XHCN.

Câu 6: Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945 nhưng ở Đông Nam Á chỉ có 3 nước tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành thắng lợi ở mức đọ thấp, vì

A. Không biết quân Nhật bản đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện

B. Các chính đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh ở 1 số nước không có đường lối đấu tranh rõ ràng hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

C. Quân đồng minh, do mỹ điều khiển, ngăn cản

D. Không đi theo con đường các mạng vô sản

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả 3 nước đông dương trong giai đoạn 1945-1975

A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới

B. Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược

C. Có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập và đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng

D. Sự đoàn kết của 3 dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến trong pháp và chống Mĩ.

Câu 8: hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian phát triển của Tây Âu sau năm 1945:

1. Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất của thế giới;

2. Sau hơn 1 thập kỷ suy thoái, kinh tế các nước Tây Âu đã phục hồi và phát triển trở lại

3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả của chiến tranh

4. Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài

A. 3, 1, 4, 2

B. 1, 3, 4, 2

C. 1, 2, 4, 3

D. 4, 1, 3, 2

Câu 9: Nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh Châu Âu (EU) và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.

B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh kinh tế, văn hóa, chính trị để thoát khỏi sự chi phối ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có 6 nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước

D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

Câu 10: Những cải cách dân chủ được thực hiện ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp Nhật Bản củng cố liên minh chặt chẽ với Mĩ

B. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc Châu Á

C. Giúp cho kinh tế Nhật Bản được khôi phục nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ.

D. Đặt nền móng cho Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này

Câu 11: Nhân tố chủ yếu đã chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là:

A. Sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước Tư bản

B. Xu thế liên minh kinh tế khu vực và quốc tế

C. Chiến tranh lạnh

D. Sự phân hóa giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển

Câu 12: Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX là

A. Mọi phát minh về kĩ thuật được dựa trên các ngành khoa học cơ bản

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các nghiên cứu khoa học

C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm

D. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ các ngành công nghiệp chế tạo

Câu 13: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam, giai cấp, tầng lớn nào đã nhanh chóng vươn lên thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tiên tiến của thời đại?

A. Nông dân

B. Tư sản

C. Tiểu tư sản

D. Công nhân

Câu 14: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để

A. Trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam

B. Trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam

C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

D. Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng

Câu 15: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1919 đến năm 1925 là

A. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam

B. Truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

C. Thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam

D. Chuẩn bị về tổ chức cộng sản ở Việt Nam

Câu 16: Sắp xếp các tác phẩm hoặc sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian xuất hiện

1. Đường Kách mệnh

2. Bản án chế độ thực dân Pháp

3. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam

4. Sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

A. 3, 4, 2, 1

B. 2, 3, 1, 4

C. 3, 2, 1, 4

D. 4, 1, 3, 2

Câu 17: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là

A. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN

B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam là Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo

C. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến

D. Xác định lực lượng cách mạng là liên minh công - nông

Câu 18: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì?

A. Bài học về vận động quần chúng đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

B. Bài học về xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị

C. Bài học về đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền

D. Bài học về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công - nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh

Câu 19: Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là gì?

A. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc

B. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày

C. Đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến

D. Thực hiện đoàn kết quốc tế, thực hiện chuyên chính vô sản

Câu 20: Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930) đã xác định lãnh đạo cách mạng Đông Dương là

A. Giai cấp tư sản dân tộc.

B. Tầng lớn tiểu tư sản trí thức

C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

D. Giai cấp công nhân và đội tiên phong là Đảng Cộng sản

Câu 21: Vấn đề quan trọng nhất được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1039 là

A. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất

B. Đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

C. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

D. Chuyển từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật

Câu 22: Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941) so với các hội nghị trước đó (11 - 1939 và 11 - 1940) là gì?

A. Đề cao nhiệm vụ giải phóng các dân tộc, chống đế quốc và phong kiến tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giải phóng Đông Dương, làm cho các dân tộc Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương

C. Đề ra chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương

D. Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng dân tộc Đông Dương,… và thành lập Mặt trận Việt Minh.

Câu 23: Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 - 1941 so với Hội nghị tháng 11 - 1939 là

A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc

B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phong kiến

C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương

D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 24: Ý nào không phù hợp khi đánh giá về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, xây dựng lí luận, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, đưa đến sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam

B. Người tổ chức và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mở ra thời kì trực tiếp chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Người đã cùng với Trung ương Đảng vạch ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

D. Cùng với Trung ương Đảng, Người đã sự đoán chính xác thời cơ và kịp thời phát động tổng khởi nghĩa.

Câu 25: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Ngoại xâm và nội phản phá hoại

B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ

C. Nạn đói tiếp tục đe dọa đời sống của nhân dân

D. Các tệ nạn xã hội cũ, hơn 90% dân ta mù chữ

Câu 26: Quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thực chất nhằm mục đích gì?

A. Giải giáp quân Nhật

B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta

C. Đánh quân Anh

D. Lật đổ chính quyền cách mạng

Câu 27: Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào?

A. Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng

B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng

C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối

D. Lệ thuộc vào các ngân sách của Nhật và Pháp

Câu 28: Chủ trương của Đảng ra đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ tháng 9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) được đánh giá là

A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc

B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược

C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược

D. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược

Câu 29: Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xuất phát từ kí do chủ yếu nào?

A. Thực dân Pháp không thực hiện Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) đã kí kết.

B. Thực dân Pháp khiêu khích ta ở Hà Nội

C. Nền độc lập, chủ quyền của nước ta bị đe dọa nghiêm trọng

D. Chúng ta muốn hòa bình, xây dựng đất nước.

Câu 30: Những thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Hiệp định Gionevo năm 1954 về Đông Dương được kí kết

C. Cuộc Tiên công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954.

Câu 31: Nguyên nhân dẫn đến phong trài "Đồng Khởi"(1059-1960) là gì?

A. Chính quyền Ngô Đình Diệm không thực hiện đúng các điều khoản của Hiệp định Gionevo.

B. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống đàn áp, chống chiến dịch "tố cộng, diệt cộng"

C. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp "Phong trào hòa bình" của tri thức và các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn

D. Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành nhiều đạo luật, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.

Câu 32: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam ra sao?

A. Đấu tranh chính trị đòi Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Gionevo

B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị để giành chính quyền

C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang

D. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng

Câu 33: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc là

A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Tiến lên CNXH

C. Chi viện cho tiền tuyến miền Nam

D. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc

Câu 34: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là

A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

C. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc

D. Đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Câu 35: Xuân 1968, Đảng ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam là xuất phát từ nhận định

A. So sáng lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968)

B. Sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta

C. Mâu thuẫn giữa Mĩ và chính quyền, quân đội Sài Gòn đang ngày càng gay gắt.

D. Sự thất bại nặng nề của quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn trong hai mùa khô (1965 - 1966 và 1966-1967).

Câu 36: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ đã diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược "Chiến tranh đặt biệt" do?

A. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ

B. Được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), quân số đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền bắc

C. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực không quân và hậu cần Mĩ

D. Thực hiện nhiệm vụ của một cuộc chiến trang tổng lực

Câu 37: Điểm giống nhau cơ bản trong các chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ là gì?

A. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ

B. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân

C. Đều là loại hình chiến tranh tổng lực

D. Đều là loại hình chiến tranh toàn diện

Câu 38: Trong quá trình thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh", hoạt động nào của Mĩ gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

A. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương

B. Tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực không quân và hậu cần của Mĩ

C. "Dùng người Việt đánh người Việt"

D. Dùng thủ đoạn ngoại giao: lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô

Câu 39: Tại sao sua Đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?

A. Do mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và đó là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước

B. Cần có một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước

C. Phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử" nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"

D. Nhân dân mong muốn được sum họp một nhà và có một chính phủ thống nhất

Câu 40: nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và có một chính phủ thống nhất

A. Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, đưa đất nước tiến lên

B. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học - kĩ thuật là quốc sách hàng đầu

C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

D. Nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, phát huy nội lực trong nước

Đáp án câu hỏi ôn thi Đại học môn Lịch Sử đề số 2

Câu12345678910
Đáp ánABBACBCABC
Câu11121314151617181920
Đáp ánCBDAAAADAD
Câu21222324252627282930
Đáp ánBDCCADACCB
Câu31323334353637383940
Đáp ánDCBBABADAC

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
3 2.633
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm