Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 3
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3 được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 6, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.
Bài tập ôn hè lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay và để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.
- Ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Toán
- Ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Toán: Ôn tập về giải Toán có lời văn
- Ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Anh - Đề 1
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3 nối tiếp Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3
Phần 1: Đọc hiểu
Tò he
Tò he vốn là một loại đồ chơi dân gian làm bằng bột gạo nếp pha lẫn với đường, có thể ăn được. Thưở đầu, tò he là sản phẩm dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phầm này là “đồ chơi chim cò”. Một số vùng quê ở Việt Nam, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi lễ chùa. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” thế nên người ta gọi là “tò te”, sau này nói chệch thành “tò he”.
Có những giai đoạn mà cả làng Xuân La, từ lớn đến bé, ai ai cũng biết nặn tò he. Họ tạo ra những con tò he bằng niềm yêu thương hồn nhiên, bình dị, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến tới bắt kịp những thay đổi của thời đại mới. Để làm ra những con tò he xinh xắn, những nghệ nhân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn. Bột phải được làm từ gạo nếp dẻo, trắng, tròn, thơm và mịn đến độ không dính tay. Sau đó, bột được cho vào nồi nước đang sôi sùng sục để luộc chín. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm của người thực hiện. Khi luộc bột, phải chú ý đến thời gian, độ nóng của lửa để bột vừa chín tới. Nếu bột ướt quá sẽ khó nặn nhưng nếu sống quá thì khi nặn, tò he dễ bị nứt.
Tiếp đến, công đoạn trộn bột với phẩm màu cũng được cho là khâu quan trọng, mang đậm tính thẩm mỹ và nhân sinh quan sâu sắc của người làng Xuân La. Bởi những phẩm màu đều có nguồn gốc thực vật tự nhiên để trẻ em không bị ngộ độc khi ăn tò he. Đó là màu vàng tươi từ củ nghệ, màu vàng đậm của quả dành dành, màu xanh từ lá cây cơm nếp, màu đỏ từ ruột quả gấc chín, màu đỏ nâu của hoa dâm bụt giấm, màu tím từ củ nghệ đen.
Sau các công đoạn chuẩn bị, khâu quan trọng nhất là nặn tò he. Dưới bàn tay khéo léo, những viên bột bỗng hóa thành chú gà trống vươn cánh gọi bình minh, chú nai vàng ngơ ngác, chàng hiệp sĩ uy phong, nàng công chúa xinh đẹp, chàng Thạch Sanh dũng cảm hay Ngộ Không thiên biến vạn hóa, hay mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối, buồng cau, thủ lợn rất sống động.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Ngôi làng nào nổi tiếng với nghề nặn tò he? (0,5 điểm)
A. Làng cổ Đường Lâm
B. Làng chài Mũi Né
C. Làng Xuân La
D. Làng chài Cửa Vạn
2. Cách tạo hình nào sau đây không phải của tò he? (0,5 điểm)
A. Nặn hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá…
B. Nặn thành hình quanh các khung bằng tre, nứa
C. Nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi…
D. Sau khi nặn gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te”
3. Màu vàng đậm của tò he được làm từ nguyên liệu nào? (0,5 điểm)
A. Củ nghệ
B. Quả dành dành
C. Lá cây cơm nếp
D. Hoa dâm bụt giấm
Câu 2: Em hãy sắp xếp các công đoạn làm tò he dưới đây theo trật tự đúng (0,5 điểm)
a. Trộn bột với phẩm màu
b. Tạo phẩm màu từ các nguyên liệu thiên nhiên
c. Luộc bột bắp
d. Nặn thành các hình dáng khác nhau.
Câu 3: Ngoài tò he thì em biết những trò chơi truyền thống nào? (1 điểm).
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên. (0,5 điểm)
b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được để đặt thành 1 câu ghép. (0,5 điểm)
Câu 2:
a. Em hãy kể tên các cặp quan hệ từ tăng tiến. (0,5 điểm)
b. Đặt 1 câu ghép với 1 trong các cặp quan hệ từ em đã tìm được. (0,5 điểm)
Câu 3: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ dưới đây (1 điểm):
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả khung cảnh bãi biển mà em yêu thích nhất.
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
1. C
2. B
3. B
Câu 2:
Thứ tự đúng là c - b - a - d
Câu 3:
Ví dụ: ô ăn quan, rồng rắn lên mây, thả diều, cá sấu lên bờ, nu na nu nống…
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
a. Cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên: nắng - mưa, nóng - lạnh, ngày - đêm, tươi tốt - héo úa…
b. Đặt câu: Ví dụ: Mới lúc sáng trời còn nắng chang chang vậy mà sang chiều đã có mưa dông ập đến.
Câu 2:
a. Cặp quan hệ từ tăng tiến: càng càng, chẳng những mà còn, không những mà còn, không chỉ mà còn…
b. Đặt câu: Ví dụ: Trời càng mưa to, nước sông càng dâng lên cao.
Câu 3:
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Biến những đồ vật, động vật như con mèo, con gà, quả na, quả chuối, cây tre, đám mây, nồi đồng, chổi quét nhà có những xưng hô, hành động giống như con người. Làm cho hình ảnh thơ trở nên sống động và hấp dẫn.
Phần 3: Tập làm văn
Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài
- Giới thiệu về bãi biển mà em định tả (Ví dụ: Nước ta có rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ như núi, sông, hang động…Trong đó em thích nhất chính là các bãi biển, đặc biệt là biển Nhật Lệ).
2. Thân bài
- Giới thiệu chung về bãi biển (nằm ở đâu, được khai thác cách đây bao lâu, nổi tiếng về điều gì…)
- Miêu tả khung cảnh bãi biển (có sự thay đổi giữa buổi sáng sớm, trưa chiều và đêm tối): ánh nắng, bãi cát, nước biển, bầu trời, cây cối…
- Những hoạt động thú vị ở bãi biển (ngồi tàu ngắm cảnh, lướt ván, lặn, đánh bóng chuyền bãi biển, chụp ảnh…)
- Các món ngon ở bãi biển (các loại đồ uống, đồ ăn, nhà hàng…)
3. Kết bài
- Tình cảm mà em dành cho bãi biển.
- Mong muốn được trở lại bãi biển này thêm nhiều lần nữa.
Ngoài Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3 trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 1 lớp 6. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.
Tài liệu tham khảo: